Học Hỏi Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu Chương V

CHƯƠNG V

Bắt đầu trong chương này, Mátthêu ghi lại “Bài giảng trên núi”. Chủ đề của bài giảng là “Nước Trời” (x. Mt 4,17; 5,3,10,19-20; 6,10,33; 7,21). Đức Giêsu bắt đầu “Bài giảng Trên núi” bằng cách mô tả đặc tính của Nước Trời và phúc lành mà những người là công dân của Nước Trời sẽ đón nhận (1-12). Người minh họa mối quan hệ của họ với thế gian như muối và ánh sáng (13-16). Người xác minh mối tương quan của chính mình với Lề Luật. Đức Giêsu nhấn mạnh người môn đệ Đức Giêsu phải vượt qua sự công chính của những kinh sư và Pharisêu (17-20). Tiếp theo đó Người trình bày sự hoàn thiện của Luật mới, và mời gọi các môn đệ của Người sống theo. (21-48).

BỐ CỤC

Mt 5,1-2     Bài giảng trên núi.

Mt 5,3-12   Những người được chúc phúc;

Mt 5,13      muối đất;

Mt 5,14-16 ánh sáng của trần gian.

Mt 5,17-20 Người đến để kiện toàn lề luật.

Mt 5,21-26 Đừng giận ghét;

Mt 5,27-32 chớ ngoại tình;

Mt 5,33-37 đừng thề thốt.

Mt 5,38-42 Chớ trả thù,

Mt 5,43-47 phải yêu thương kẻ thù;

Mt 5,48      nỗ lực sống hoàn thiện.

CHỦ ĐIỂM

   * Ý nghĩa của cụm từ: “Nước Trời”

   * Phúc lành của những người thuộc về Nước Trời, và mối tương quan của họ đối với trần thế

   * Sự công chính của chúng ta phải vượt lên trên của những luật sĩ và Pharisêu như thế nào  

NHỮNG CÂU HỎI TỔNG QUÁT

1) Những điểm chính của chương này là gì?

   – Tám mối Phúc: Mt 5,1-12

   – Muối và ánh sáng: Mt 5: 13-16

   – Chúa Giêsu và Luật pháp: Mt 5,17-20

   – Giải thích luật pháp so với sự công chính của Nước Trời Mt  5,21-48

2) Tám mối Phúc diễn tả những gì? (3-12)

   – Đặc điểm và phúc lành của các công dân Nước Trời.

3) Công dân của Nước Trời liên quan với trần thế như thế nào? (13-16)

   – Là muối đất và ánh sáng cho trần gian.

4) Chúa Giêsu có liên quan gì đến Luật Môsê? (17-18)

   – Người đến không phải để hủy bỏ Luật pháp, mà là để kiện toàn.

5) Chúa Giêsu mong đợi điều gì ở những người sẽ là công dân Nước Trời? (20)

   – Sự công chính vượt qua những luật sĩ và người Pharisêu.

6) Liệt kê năm chủ đề tương phản nhau trong chương, từ câu 21đến 48.

   – Giận ghét, ngoại tình, thề thốt, trả thù, yêu kẻ thù.

7) Những cách nói nào minh họa cho sự tương phản? (21-22; 27-28; 31-32; 33-34; 38-39; 43-44)

   – “Anh em đã nghe Luật dạy rằng…”

   – “Còn Thầy, Thầy bảo anh em”.

8) Vậy thì sự tương phản nào được thể hiện với năm chủ đề này?

   – Cách giải thích khẩu truyền và áp dụng Luật so với giáo huấn của Chúa Giêsu.

          NHỮNG QUY CHIẾU GIÁO LÍ

          5,1-16 : Các mối phúc Kitô giáo, 1716, 1720; tinh thần nghèo khó, 544, 2546; tâm hồn trong sạch, 2518; người xây dựng hòa bình, 2305, 2330; trời, 326

          5,17-20 : Chúa Giêsu kiện toàn lề luật, 577, 581, 1967-68, 2053-54

          5,21-32 : Sự giận dữ, 2302; bí tích giải tội, 1424, 1456; sự tha thứ, 2608, 2841, 2845; li dị và ngoại tình, 443, 2336, 2380

          5,33-48 : Lời thề, 2153; yêu kẻ thù, 2303, 2844; sự hoàn thiện Kitô giáo, 1693, 2013

print