Sẵn Sàng Chờ Đón Chúa

print
 

Sẵn Sàng Chờ Đón Chúa

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A – 27.11.2022

vo ha
 
I.   Chúa Nhật cuối tháng 11 năm nầy, bắt đầu Niên Lịch Phụng Vụ mới  Năm A theo chu kỳ 3 năm A B C xoay vòng, gọi là Chủ Nhật I Mùa Vọng. Gọi như vậy, có ý nghĩa gì?
 
Xin thưa Mùa Vọng là Mùa của Niềm Hy Vọng. “Vọng” theo Học Giả Đào Duy Anh, từ gốc Hán Việt/Việt Nho, có nghĩa là “trông xa, được người ta ngửa trông, trông mong”. Sách nhà Đạo của chừng thế kỷ về trước gọi là  “Mùa Áp” vì dựa vào từ ngữ gốc Tây Phương  “Advent” có nghĩa là “Sắp Đến, Đến Gần”. Ta đang đến gần Lễ Kỷ Niệm Chúa Giáng Sinh, nên lo chuẩn bị và sẳn sàng cho Đại Lễ nầy như bầu khí lo đón Tết vậy, cũng rất lý nghĩa. 
 
Mùa Vọng gồm bốn Chúa Nhật hay bốn tuần trước Lễ Chúa Giáng Sinh trong Lịch Phụng Vụ, tượng trưng cho thời gian 4000 năm trông chờ Vị Cứu tinh, kể từ Ađam phạm tội nguyên tổ tới Chúa Giêsu xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại. Bốn ngàn năm trên đây là thời gian tượng trưng về mặt tôn giáo mà những vị Ký Lục dùng trong Thánh Kinh Cựu Ước thời xa xưa, không phải là thời gian thực sự của lịch sử nhân loại hay thiên văn địa lý. 
 
Mùa Vọng trông chờ Lễ Chúa giáng Sinh ngày nay, là dịp để các thương buôn bên Âu Mỹ kiếm tiền đợt chót cuối năm, bằng cách mở rộng cửa kho, đưa ra bán rẻ “on sale” mọi thứ hàng tồn  động năm cũ. Trong bầu khí nhộn nhịp vật chất nầy, về mặt tinh thần, quí tín hữu được khuyến khích chuẩn bị dọn kho tâm hồn trong niềm Hy Vọng Mới để sẳn sàng đón Chúa tới. 
 
Đến đây, ta cùng đọc những dòng chính văn Lời Chúa cùng xin ơn thêm soi sáng. 
 
II. Lời Chúa
 

BÀI ĐỌC I: Is 2, 1-5 “Thiên Chúa quy tụ các dân tộc trong nước Người, để hưởng bình an đời đời”.

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Điềm Isaia con trai của Amos đã thấy về Giuđa và Giêru-salem. Điềm sẽ xảy ra trong những ngày sau hết, là núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó.

 Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà?Thiên Chúa? của Giacóp. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người”; vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem. Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc.

 Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. 

 

BÀI ĐỌC II: Rm 13, 11-14 “Phần rỗi chúng ta gần đến”.

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến,

Biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy. Vì giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo.

 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị.

 Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt.

 

PHÚC ÂM: Mt 24, 37-44 “Hãy tỉnh thức để sẵn sàng”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. 

Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. 

Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. “Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến”.

III. Đôi Dòng Ghi Chú Và Tâm Tình

Trước hết, Bài Đọc 1 từ sách Tiên Tri I-sa-i-a (T. kỷ 8 – TK 7 TCN) làm cho dân Chúa khắp nơi thắp sáng lên thêm niềm Hi Vọng tốt đẹp vào ngày cuối cùng của vũ trụ, cũng có nghĩa của riêng mỗi người, qua Lời Sấm của Ông. 
 
Vào những thời xa xưa, dân chúng có quan niệm rằng núi là nơi ở của thần thánh. Thiên Chúa của  Israel thì ở trên đồi Sion tại thủ đô Giêrusalem. Mà đồi núi nầy  theo thị kiến, Lời Sấm, Điềm Sấm của Ngôn Sứ Isaia, cao hơn, vượt trội hơn các đồi núi khác, với ý nghĩa Thiên Chúa của Israel siêu vượt trên các thần thánh của muôn dân.
 
Vì chưng luật pháp của Người nghiêm minh và  đường lối thì ngay chính theo  Cựu Ước ghi lại. Nếu công thêm mẩu gương canh tân hay kiện toàn luật lệ từ thời xa xưa khi 
 Chúa Giêsu tới, như làm lớn thì phải làm như đầy tớ phục vụ mọi người (Mt 20:28)  trong tình mến Chúa yêu người trọn vẹn như yêu bản thân mình (Mt 22, 34-40).
 
Trên đây là những mô hình sống Đạo lý tưởng, coi như Đại Hy Vọng cho nhân loại, cũng là   mục đích và yêu cầu cho đường lối mới để sống Đạo cũngnhư sống đời thường.
 
Nếu mọi người từ quân vương tới thứ dân đều đạt được Miền Hi Vọng lý tưởng trên, thì chiến chinh tranh quyền đoạt lợi không còn nữa, như hình ảnh biểu kiến trong Lời tuyên Sấm của nhà Đại Tiên Tri Isaia:  Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm (c 5).
 
Nhưng Niềm hi vọng trên đã bị câu thành ngữ “muốn có hoà bình, hãy chuẩn bị chiến tranh Si vis pacem, para bellum” của người Roma che mờ muôn lối từ hơn 2000 năm trước. Nên theo nhiều nhà sử học, trong lịch sử cận đại 3000 năm trở lại, con người đã sống trong 2700 năm xương máu của đồng loại. 
 
Dù cho Niềm Hy Vọng từ thị kiến trên của Ngôn Sứ Isaia, thuộc cấp độ lý tưởng tuyệt đối,  vẫn chưa bao giờ và rất khó cho nhân loại chịu hiểu biết và thực hiện, nhưng vẫn có giá trị muôn đời, đã làm nên  nhịp cầu Hy Vọng chừng 700 đưa dẩn tới Chúa Giêsu của thời Tân Ước. 
 
Qua bài Phúc Âm theo Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã  dặn dò các môn đệ và cũng cho cả dân Chúa sau nầy nữa. Đó  là hãy luôn sẳn sàng, dù cho trong lúc đang sinh sống bình thường. Phải kể thêm, Ông tổ sáng lập   Baden-Powell/B-P (1857-1941)  của phong trào Hướng Đạo Sinh có lẽ đã đọc và ngộ  được  lẽ đạo của Lời Chúa bên trên, nên đòi hỏi mọi hướng đạo sinh luôn “sắp sẵn” theo ngôn ngữ Việt . 
 
Trong đoạn Phúc Âm trên, Chúa Giêsu đưa ra hai câu truyện minh họa biểu kiến cho Lời dạy của Người. Một là truyện Ông No-e đóng tầu tránh Lụt Đại Hồng Thuỷ trong Cựu Ước. Tàu đóng 100 năm công khai trước mặt đại chúng.  
 
100 năm là thời gian của tôn giáo, đủ dài để dạy cho bốn năm đời người,  hãy biết suy nghĩ mà  tự chuẩn bị để  lo cho chính mình mọi mặt, nhất là phần linh hồn. 
 
Thay vào việc bắt chước Ông No-e đóng tàu, thì dân chúng đã buông ra  nhiều lời lẽ phê bình chỉ trích cười nhạo nữa, vì người ta bận rộn ăn uống, dựng vợ gả chồng cùng nhiều sự phần xác khác.  Mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ. Khi Lụt Cả xảy ra thì mọi người chưa “sắp sẵn” đều chết hết.
 
Câu truyện thứ hai là hiện tượng phổ thông xảy ra trong đời thường khắp nơi hiện nay, mà vào thời Chúa Giêsu cũng đã có, đó là nạn trộm cấp  đào ngạch khoét vách ban đêm.
 
Chúa Giêsu không có ý đề cao nghề trộm cấp chút nào, mà chỉ dùng hình bóng trên, để dặn dò mọi người bài học cụ thể là hãy biết tự lo cho đời sống tinh thần hay linh hồn của mình, vì kiếp sống nầy chỉ là tạm bợ, với những cái chết bất đắc kỳ tử  nhãn tiền chung quanh. 
 
Lời Chúa cũng nói thêm về hai hạng người. Chỉ có một đàn ông trong hai người ở ngoài đồng và người phụ nữ đang xây bột  được tiếp nhận, nên hiểu vì  hai người đã biết tự lo cho mình và sẳn sàng. Còn  người kia  ở ngoài đồng và phụ nữ kia xây bột thì bị bỏ rơi, vì không tự lo hay sẳn sàng.  
 
Những lời răn dạy  của Chúa hôm nay không khó hiểu cho lắm. Chỉ nên biết một điều cần là con phải có thái độ và hành động thế nào để sẳn sàng trình diện khi “Chúa đến như kẻ trộm”. 
 
Vậy con cố gắng tỉnh thức và sẳn sàng đón Chúa, như mùa Giáng sinh nầy là sau cùng của đời con. Cũng có thể tháng nầy, tuần nầy, hôm nay là chấm dứt cuộc đời  dương thế của con, thì con phải làm gì để đón chờ Chúa.
 

Trở lại bài đọc 2, trích từ thư Thánh Phaolô gởi  tín hữu Roma, làm tăng thêm niềm hi vọng vào ngày mà phần rỗi gần kề hơn lúc mới tin theo Đạo. 

Muốn được như trên, hãy thức dậy và sẳn sàng mặc lấy Chúa Kitô bằng cách từ bỏ những hành vi ám muội như ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị để thỏa mãn dục vọng xác thịt. Đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày vì sống lương thiện (nên không sợ bị ám hại hay lương tâm khiển trách).

Gọn lại, trong những ngày Mùa Vọng nầy, ta nhớ lại bài hát chuẩn bị đón Chúa với Hy Vọng lớn lao cho đời sống tinh thần, như dân Do Thái bị lưu đày bên Babylon (586-538 TCN) năm xưa, lúc nào cũng mong chờ Đấng Giải Thoát. Xin cùng hát với tâm tình cầu nguyện.  Vào Youtube.com  để theo dòng nhạc.
 
Trời cao hãy đổ mưa xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội. Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu đời.
Trong đêm u tối chúng con mong ngày mau tới, như nai đang khát ước mong mau tìm thấy suối. Chúa ơi! Dừng con giận Chúa lại thôi. Chúa ơi! Đoàn con đã hối tội rồi.
 
Thương xem dân Chúa, đớn đau mây sầu che lối, luôn mong Chiên Thánh đến đây cải tạo thế giới, cứu dân, đập tan xiềng xích tội nhơ, Chúa ơi, lòng nhân từ Chúa vô bờ.
 
Cũng trong những ngày nầy, tại những nước nói tiếng Anh, bài hát nổi tiếng gốc Latin thế kỷ thứ 8  hay 9:  Veni, Veni Emmanuel… được Linh Mục Anh Giáo  John Mason Neale (1818–1866) dịch ra Anh ngữ 1859. Bài hát nầy  vang lên trong thánh đường,  thêm giúp cho tín hữu tâm tình số sáng chuẩn bị  hồn mình để đón Chúa đến.
 
O come, O come, Emmanuel,
And ransom captive Israel,
That mourns in lonely exile here
Until the Son of God appear.
Rejoice! Rejoice!
Emmanuel shall come to thee, O Israel.
 
Xin đến, xin đến, Đấng Emmanuel

Xin chuộc lại Israel  bị giam cầm
Đang than khóc tại chốn lưu đày cô quạnh
Đến khi Con Thiên Chúa xuất hiện
Vui lên! Vui Lên!

Đấng Emmanuel sẽ đến với ngươi, hỡi Israel.