BG Tĩnh Tâm: Bài 3 – Đồng thuận để cho đi chính mình

print

Bài 3: Đồng thuận để cho đi chính mình (consent to give one’s life – làm mất mình)

Gioan 6, 65-69 – Bỏ Thầy Con Biết Theo Ai?

John Toai MI

Giai đoạn đồng thuận để cho đi chính mình – Giai đoạn của Người Môn Đệ Trưởng Thành

  • Nếu ở giai đoạn của người môn đệ thiết yếu (Essential discipleship) chúng ta tìm cách khẳng định mình – chúng ta như em bé muốn được đón nhận, được khen, được mang trên vai – được nâng lên
  • Ở giai đoạn này chúng ta lại là người Anh Cả – giúp cõng người em của mình, giúp mang lấy ai đó vào cuộc đời
  • Nó gần như là một khao khát muốn đóng góp cái gì đó cho cuộc đời
  • Có lẽ chúng ta thường bằng lòng hơn với giới hạn của mình – bình an với những gì mình có trong tay và những hoạt động thường ngày của mình. Mình ít muốn tranh cãi, tranh dành … nhưng đón nhận hơn, sâu lắng hơn

 

Đây là nửa sau của cuộc đời 40-60+

 

Chúng ta không thể sống buổi chiều của cuộc sống theo chương trình buổi sáng của cuộc đời” (C. Jung)

  • Buổi ban mai của tuổi trưởng thành là khẳng định căn tính, địa vị, vai trò xã hội, là hướng ngoại trong việc hình thành bản sắc riêng của chúng ta
  • Trong thời này của trung niên, chúng ta có khuynh hướng quay vào trong tâm hồn, thế giới bên trong, hướng lại năng lượng và sự mật thiết. Từ đó nhận thức được sâu hơn những gì mình là so với những gì mình làm

Thời để nhìn lại và lượng giá

  • Tuổi 40 : chúng ta nhận thức được rõ hơn về chính mình: giới hạn và sức mạnh của riêng mình
  • Chúng ta đã vượt khó, đã sai lầm, đã chiến thắng… Và từ đó, tự lượng giá mình.
  • Kinh nghiệm cho thấy sự mỏng giòn của tình bạn, của đơn độc, thách đố của khiết tịnh độc thân
  • Do đó dừng lại và tự hỏi tôi sẽ làm gì đến hết cuộc đời, tôi muốn sống với ai ?

 

Một thời để đặt niềm tin

  • ở giai đoạn này, chúng ta nhận ra rằng ước mơ thành công về tài chính hoặc sứ vụ trước đó của chúng ta có thể không thành hiện thực theo cách mà chúng ta đã hy vọng – không hoành tráng như chúng ta nghĩ khi còn trẻ. Đổi lại, chúng ta cũng trở nên thực tế hơn về mức năng lượng của chúng ta, thói quen ăn uống, thời lượng ngủ chúng ta cần, thực tế là cơ thể chúng ta kém đàn hồi hơn. Tất cả nhận thức này mời gọi chúng ta tuân theo dòng chảy của thời gian và giới hạn của chúng ta
  • Đây là thời để hòa giải chúng ta với cuộc sống và với các mối quan hệ. Đây không phải là từ bỏ cuộc sống. Nó đúng hơn là một sự thay đổi trong những gì chúng ta coi trọng nhất trong cuộc sống

 

Thời để trở nên sâu sắc hơn

  • Nếu chúng ta chống lại tiến trình của tuổi trung niên và các yếu tố ngày càng sâu sắc của nó, cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng trở nên trống rỗng và tuyệt vọng.
  • Nếu chúng ta có thể cho đi và tin tưởng thì chúng ta sẽ hiểu sâu hơn và trân trọng hơn sự quý giá của cuộc sống và điều này sẽ trở thành một nguồn sáng tạo mới
  • Chúng ta nhận ra rằng mình lớn hơn vai trò và bằng cấp… Mình đang có trong tay..
  • Tính năng động là nhận thức rằng chúng ta đang mang lại cuộc sống cho mọi người vì chúng ta là ai và tính xác thực mà chúng ta sống cuộc đời của mình

Thách đố

  • Chúng ta có thể là nạn nhân của quá khứ thất bại, đổ lỗi cho người khác
  • Chúng ta cũng có thể trở nên trầm cảm, rút lui, khép kín
  • 40s, 50s là thời đẹp nhất trong cuộc sống (cũng có thể là tệ nhất – khủng hoảng trung niên)

Khủng hoảng tuổi trung niên

  1. Bạn cảm thấy bị mắc kẹt.
  2. Bạn không biết mình muốn gì.
  3. Cuộc sống của bạn không còn ý nghĩa nữa.
  4. Những thứ từng làm bạn hài lòng giờ không còn làm bạn hài lòng nữa.
  5. Bạn đang bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc nặng hoặc tâm trạng thất thường bất thường.
  6. Bạn ngày càng có ý thức rằng cuộc sống phải có nhiều điều hơn thế.
  7. Thay đổi thói quen ngủ: Bạn không muốn ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc khó ngủ vào ban đêm
  8. Bạn bắt đầu đặt câu hỏi về những quyết định quan trọng mà mình đã đưa ra.
  9. Bạn bắt đầu đặt câu hỏi về những ưu tiên, giá trị của mình và những gì bạn muốn trong cuộc sống.
  10. Bạn gặp khó khăn khi đưa ra những quyết định dù là nhỏ nhất.
  11. Mọi thứ và mọi người đều làm bạn thất vọng, kể cả chính bạn.
  12. Sự thôi thúc ngày càng tăng đối với đồ ăn, rượu, tính dục, mua sắm hoặc bất cứ thứ gì mà bạn cho là có thể giải tỏa nỗi lo lắng thường xuyên và ngày càng gia tăng.
  13. Bạn đột ngột muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng, trông đẹp hơn và cảm thấy dễ chịu hơn

Những gì là thú vui chưa thoát được muốn quay lại

  • Giô-suê: 6,1-21 – Chúa ra lệnh cho tiêu diệt hết dân Canaanites – khi Israel tiến vào vùng đất hứa
  • Một ẩn dụ?
  • Các nhà linh đạo khuyến cáo rằng sau khi chúng ta vượt thắng cám dỗ, những thèm muốn được thoả mãn và đạt đến giai đoạn trưởng thành của người môn đệ, khuynh hướng là những cám dỗ cũ sẽ quay trở lại như là một hình thức báo thù
  • Như là người Canaanites sẽ tìm cách chiếm lại vùng đất hứa

Tất cả những nguyên lý đem lại thoả thích nay: “Quay trở lại và lợi hại hơn xưa”

  • bên trong chúng ta luôn vẫn còn đó những thèm khát chưa bao giờ có thể bị dứt bỏ … nó có thể trở nên mạnh hơn khi chúng ta gặp phải những buồn chán thất vọng, hay cô đơn

Những gì chúng ta từng tạm gác lại

  • Những đam mê và thú vui, nay có thêm nguồn lực để “phát triển” vì chúng ta có quyền lực trong tay, có cơ hội để tiếp cận chúng dễ dàng hơn

Cái chết của “tuần trăng mật” – và sự cô đơn mới

  • Ở giai đoạn – môn đệ thiết yếu – chúng ta cũng thấy sự cô đơn – nhưng là cô đơn của sự ngây ngô, nghĩ rằng mình phải làm được, phải chứng minh được, mình mới được yêu thương – chúng ta khao khát một ngày nào đó mình thành đạt – tất cả sự cô đơn sẽ biến mất
  • Đúng thế có những lúc chúng ta thành công, làm được việc, chúng ta nhận được những lời ca ngợi, tràn pháo tay… tưởng chừng như cô đơn sẽ không còn!
  • Nhưng tuần trăng mật đó qua đi! Chúng ta còn lại gì sau những thành đạt của mình ?

Oán hận với bổn phận và buồn giận

  • Nhiều người giáo dân cũng như tu sĩ, dễ cảm thấy sao mà gánh nặng đè trên vai mình và hình như người ta thiếu đi lòng biết ơn với mình
  • Vì mình có vị trí, có chút thành công và tiếng nói… và hình như người ta chỉ tìm mình vì những gì mình có thể cho họ… chứ không vì mình!
  • Dần dà chúng ta mệt mỏi, đặt câu hỏi với những cuộc gặp gỡ, và thấy tại sao gánh nặng đè lên vai mình
  • Chuyện một người mục tử….
  • Cũng như Martha, quá thất vọng với Chúa… thầy nói với em con đi, không thấy con bận rộn lo cho bữa cơm sao

Workaholism … Nghiện việc – như là một lối thoát

Bathseba Syndrome – Hội Chứng Bathseba

Căn Bệnh Của Thành Công Trong Đời Sống Linh Mục/ Tu sĩ và Những Ám Chỉ Trong Phân Định Trưởng Thành Ơn Gọi

  • Dean C. Ludwig và Clinton O. Lengenecker để nhìn vào một chiều kích mà ít khi nào chúng ta nghĩ tới đó là: Cơn cám dỗ của người lãnh đạo thành công
  • dựa vào câu chuyện của vua David trong Cựu Ước (cf 2Sam 11-12) để phân tích cho chúng ta thấy một lối mòn mà nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới cũng đã vấp phải

Những đặc điểm chung cho thấy sự tương đồng này là

  • Ngày càng có nhiều cáo buộc về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những người nắm vị trí lãnh đạo, mặc dù đã có rất nhiều quy tắc và rào cản liên quan đến luân lý được đặt ra bởi các doanh nghiệp và tổ chức.
  • Rất nhiều ví dụ về thất bại đạo đức của người lãnh đạo là những người nổi tiếng, được tôn trọng. Họ rất thành công và thông minh, có tài, có một tầm nhìn tốt cho tương lai, nhưng thình lình họ lại có hành động huỷ hoại chính thanh danh của bản thân khi chạm đến ngưỡng thành công nào đó trong sự nghiệp. (Có lẽ David vẫn luôn là vị vua được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Cựu Ước và kể cả sau này, và Con Thiên Chúa cũng không ngần ngại để được sinh ra từ dòng dõi vua David. Nhưng không ai khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy một vị vua như thế lại có lúc hành động khác xa với chính những gì người ta ca tụng nơi ông.)
  • Với đa số những trường hợp nghiêm trọng trong sai phạm, đương sự thừa biết đó là điều sai trái nếu thực hiện, nhưng họ lại lầm tưởng và tin rằng mình có thể che đậy những sai trái đó
  • Hầu hết những người lãnh đạo này là những người sống có nguyên tắc và thường bắt đầu sự nghiệp của mình từ việc phục vụ cho tha nhân, giúp đỡ người khác chứ không phải từ việc tìm kiếm hay thoả mãn bản thân.
  • Nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm chuẩn mực đạo đức không phải đến từ việc thiếu qui chuẩn đạo đức hoặc việc người đó bị buộc gác lại qui chuẩn đạo đức do áp lực công việc. Nhưng những vi phạm đạo đức bởi những người lãnh đạo cấp cao này thường là “thành quả” đến từ chính thành công họ gặt hái được.
  • Quyền bính nguy hiểm hơn những gì nó có thể huỷ hoại. Nó làm một người mất cảnh giác trong tầm nhìn phía trước và hành động một cách hấp tấp.
  • Và nghiên cứu chỉ ra rằng, rất nhiều người ở vị trí cao không được chuẩn bị tốt để đối diện với thành công của họ.

 

4 nguồn gốc dẫn đến  thất bại đạo đức mang yếu tố tâm lý của những người lãnh đạo thành công trong câu chuyện của David và Bathseba như sau

  • Thành công thường làm cho người lãnh đạo trở nên tự mãn và mất sự tập trung, họ chuyển sự chú ý của họ đến “vật chất” (đến nhu cầu bản thân) hơn là quản lý tổ chức cũng như con người. Khi thành công rồi, họ có người làm việc thay cho mình, họ không còn làm và hiện diện nơi họ cần làm và hiện diện như trước kia. Câu chuyện của David cũng bắt đầu từ việc ông đã không hiện diện nơi ông phải hiện diện, không làm việc ông cần phải làm
  • Thành công của người lãnh đạo đưa họ vào vị trí ưu tiên và đặc ân riêng để tiếp cận thông tin, con người, và tài sản. David ở một vị trí có thể nhìn thấy Bathseba đang tắm, ông có thể tìm hiểu và tiếp cận

Bathseba dễ dàng, ông cũng có thể dùng quyền của mình để đưa

Bathseba về ở với ông. Tất cả là nhờ sự ưu tiên và đặc quyền

  • Thành công, thường đi cùng với việc không bị ngăn trở trong sự kiểm soát nguồn lực của tổ chức. Người lãnh đạo lúc này có thể ra quyết định liên quan đến một nguồn lực nào đó mà không cần hỏi qua ý kiến người khác, hoặc không ai dám ngăn cản mình. Nhờ vào địa vị của mình, David đã có thể đem Bathseba về, rồi nhằm che đậy sự việc giữa ông và Bathseba, David đã âm mưu tìm cách đưa Uriah ra chiến trường, đẩy vị tướng này vào cái chết
  • Thành công có thể thổi phồng ảo tưởng của người đó về khả năng thao túng hậu quả và kết cục. Họ tưởng rằng trong quyền hạn, họ có thể ngăn cản hoặc tạo những chứng cứ khác nhằm che lấp sai phạm của bản thân. Tuy nhiên khi làm như thế, họ lại tạo ra nhiều sai phạm khác. Cũng như David tưởng mình có thể lèo lái câu chuyện của mình qua việc đưa Uriah về với Bathseba, và thậm chí sau cùng ông còn tạo kế để cho Uriah phải tử trận nhằm che đậy sai phạm của mình. 

Rút ra từ bài học của hội chứng Bathseba, chúng ta có thể nhận ra rằng:

Chúng ta cần nhận thức rằng sống một cuộc sống quân bình có thể giảm thiểu nguy cơ đến từ thành công của bản thân vốn có thể làm cho một người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế. Việc giữ mối tương quan quân bình và lành mạnh với gia đình, người thân bạn bè và hơn bao giờ hết là xây dựng tình hiệp thông với anh em linh mục đoàn cũng như giám mục của mình là những điều cần duy trì và phát huy. Qua đó, sự thành công của mình sẽ được hiểu và có ý nghĩa ngay trong chính cộng đoàn, trong sự vâng phục và khiêm tốn thay vì chỉ nghĩ đến công việc và thành công như là cùng đích của việc thể hiện chính cái tôi cá nhân. Và dĩ nhiên điều tối quan trọng nhất là chúng ta cần trung tín với một đời sống cầu nguyện sâu sắc, luôn mở mình ra trước Thánh ý Chúa.

  • Là mục tử – người lãnh đạo cộng đoàn cũng cần có một hội đồng quản trị về luân lý để giúp cố vấn cho mình trước mọi quyết định cần đề ra, để qua họ, chúng ta được cảm hứng làm chứng tá qua cách sống của mình. Hội đồng này cũng sẽ là những người có thể thách đố và đối chất với chúng ta khi cần thiết. Chúng ta đã có các ban tư vấn về tài chính, về phụng vụ… nhưng ít khi nào chúng ta nghe nói có một ban tư vấn về luân lý (ethical advisers).
  • Ở vai trò vĩ mô, người lãnh đạo cần phải quan tâm đến sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần của mình. Điều này bao gồm cả việc buộc phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tham gia những hoạt động thư giãn, và thường xuyên gặp người tư vấn, linh hướng nhằm có thể được chia sẻ, lắng nghe và giúp đỡ nhìn thấy những giới hạn của bản thân. Một trong những khủng hoảng xảy ra với anh em linh mục chúng ta là gặp phải sự quá tải trong công việc. Khi người mục tử phải thường xuyên đáp ứng hết các nhu cầu thiêng liêng và tinh thần của giáo dân nhưng không có thời gian cho chính mình để lấy lại quân bình, thì việc bị quá tải và suy nhược sẽ sớm đưa người đó vào nguy cơ của sự gãy đổ.

Suy tư

  • Tôi sống giai đoạn người môn đệ trưởng thành của tôi thế nào?
  • Đâu là những thành công của tôi và làm sao để nó không là cái đưa tôi đến chỗ thất bại?
  • Tôi đã bắt đầu chấp nhận cho đi để đối diện với chính sự mỏng dòn của mình?