Các Thánh Tử Đạo VN Kính Trong Tháng Tám

print

Các Thánh Tử Đạo VN Kính Trong Tháng Tám

Tác giả: Lm. Nguyễn Ðức Việt Châu, SSS

http://www.dunglac.org

  1. Ngày 1 tháng 8:Thánh Bernadô Võ Văn Duệ,Linh mục (1755-1838) 1
  2. Ngày 1 tháng 8:Thánh Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh,Linh mục (1772-1838) 6
  3. Ngày 12 tháng 8:Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm,Linh mục (1781-1838) 11

69.Ngày 12 tháng 8:Thánh Antôn Nguyễn Đích,Trùm Chánh (1769-1838) 17

  1. Ngày 12 tháng 8:Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ,Lý Trưởng (1804-1838) 22
  2. Ngày 21 tháng 8 :Thánh Giuse Đặng Đình Viên,Linh mục (1787-1838) 29

Tháng 8:

66. Ngày 1 tháng 8:Thánh Bernadô Võ Văn Duệ,Linh mục (1755-1838)

Thánh Bernadô Võ Văn Duệ sinh năm 1755 tại làng Quần Anh Hạ, cũng gọi là Quần Phước, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu, trong một gia đình Công Giáo rất tốt lành. Nhờ ảnh hưởng sâu đậm đời sống đạo đức của gia đình mà ngay từ nhỏ Ngài đã ước mong dâng mình.cho Chúa và học tập để sau này làm linh mục.

Năm lên 14 tuổi, Ngài đã xin cha mẹ để theo các cha dòng Tên, nhờ vậy mà sau này Ngài đã đạt được ước nguyện. Tuy vậy, con đường đi tới lý tưởng linh mục của Ngài không dễ dàng xuôi thuận bởi vì trong thời gian học hành của Ngài gặp phải nhiều khó khăn bởi việc cấm đạo của vua Cảnh Thịnh và Chúa Trịnh. Chính vì khó khăn như thế cho nên mãi tới năm 1795 lúc Ngài đã 40 tuổi thì Đức Cha Ingatiô Delgado Y mới phong chức linh mục cho Ngài. Sau khi lãnh chức linh mục, Đức Cha sai Ngài đi làm việc mục nhiều nơi. Vì trong suốt thời gian này đạo Chúa bị cấm cách khắp nơi nên theo lệnh bề trên, cha Bernadô Vũ Văn Duệ phải di chuyển đều đều, rất vất vả, không ở nơi nào lâu được vì sợ bị tiết lộ. Ngài lấy sự vâng lời bề trên là trên hết nên luôn tích cực phục vụ Chúa và các linh hồn trong suốt 37 năm trong thiên chức linh mục. Đến năm 1832 lúc ấy Ngài đã 77 tuổi, thấy sức khoẻ của Ngài bị xuống cấp quá thì Đức Cha cho Ngài về hưu tại họ Trung Lễ, thuộc giáo xứ Liên Thủy.

Một hôm Đức Cha nói với Ngài:

– “Cha già yếu lại hay bệnh tật nên tôi quyết định cho Cha về hưu dưỡng tuổi già. Cha có đồng ý không?”.

Ngài khiêm tốn trả lời:

– “Thưa Đức Cha, con coi quyết định của Đức Cha là thánh ý Chúa. Con sẵn sàng vâng lời Đức Cha”.

– “Vậy Cha muốn hưu dưỡng ở đâu? Đức Cha hỏi:

Ngài lễ phép trả lời:

-“ Con xin theo ý Đức Cha. Đức Cha cho con đi đâu thì con xin theo đi đấy”.

Đức Cha nói:

-“Tôi muốn Cha vể hưu tại Trung Lễ. Vì ở đấy tương đối yên tĩnh, có nhà dòng Mến Thánh Giá lại gần toà Giám mục”.

Cha già vâng lời và dọn về hưu dưỡng tại Trung Lễ cho tới ngày bị bắt vì đạo Chúa. Trong những ngày sống an vui với tuổi già, Ngài sống rất thanh bạch, chẳng có của cải gì. Suốt ngày đêm chỉ cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi và đọc sách đạo đức. Hằng ngày Ngài dùng chút cơm với muối mè rau luộc, ăn uống rất khắc khổ, ăn chay đánh tội một tuần 3 lần. Ngài nằm ngủ trên tấm gỗ gồ nghề.

Lâu lâu có mấy bà trong hội dòng Ba tới thăm viếng sức khỏe Ngài, thấy Ngài sống khắc khổ quá thì thưa với Ngài:

– “Thưa cha già!  Sức khoẻ cha già xuống quá rồi mà cha già lại ăn uống khem khổ, nằm ngủ trên tấm ván gồ ghề như thế thì khổ quá! Xin cha già  nằm trên giường có màn mà nghỉ ngơi một chút”.

Ngài trả lời:

– “Cả đời tôi, tôi đã hy sinh và chiụ khổ rất ít. Bây giờ tôi muốn bù lại một chút có sao đâu?”

Một bà kêu lên:

– “Giêsu Maria lạy Chúa tôi. Cha già nói như thế thì chúng con chết sa hỏa ngục hết. Chúng con có bao giờ biết hy sinh là cái gì đâu!”.

Nghe nói thế cha già cười,  đáp lại”

– “Các bà tốt quá, Chúa cho lên Thiên Đàng hết mà!

Nghe Ngài nói, mọi người cùng cười vui vẻ.

Lúc ra về, các bà bàn tán ồn ào trên đường về.Khi nói về sự hy sinh hãm mình của cha già, bà trương Vân tỏ ra quen biết nhiều hơn nên chép miệng nói:

– “Giêsu Maria lạy Chúa tôi! Tôi nói thật với các bà, cha già mà chết thì lên Thiên Đàng ngay thôi. Ngài thánh thiện lắm. Suốt ngày Ngài chỉ đọc kinh cầu nguyện, thế mà khi ai cần đến Ngài, Ngài mau lẹ giúp đỡ ngay”

Bà Khánh, hội trưởng thêm vào:

– “Ối trời ơi! Công đức của Ngài chất tới trời cao rồi. Nhờ Ngài mà họ đạo chúng mình được nhiều ơn của Chúa lắm đấy”.

Một hôm có người mật báo cho biết là quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh sẽ đem quân về vây toà Giám mục bắt Đức Cha Delgado Y nên Ngài vội đi lánh nạn. Trên đường đi Kiên Lao, Đức Cha ghé thăm cha già Bernadô Duệ. Câu truyện cha con trao đổi vui vẻ, bỗng Đức Cha buột miệng nửa đùa nửa thật hỏi cha già:

– “Này cha già! Cha gìa còn đủ sức theo tôi đến thủ phủ Nam Định không?”

Cha già hiểu ý Đức Cha muốn nói gì nên Ngài đáp:

– “Khi nào Đức Cha bị bắt, xin cho phép con đi theo”.

Ngài rất qúi trọng Đức Cha bởi chính Đức Cha đã truyền chức linh mục cho Ngài và đã làm việc dưới sự chỉ dẫn của Đức Cha trong suốt 37 năm trời. Bởi vậy khi đưọc tin Đức Cha bị bắt Ngài đã thương khóc suốt cả đêm ngày. Ngài cầu nguyện để có dịp đi thăm Đức Cha. Thấy quan quân xông xáo đi truy lùng bắt các linh mục khắp nơi, dân họ Trung Lễ bắt đầu lo sợ quân lính bắt được cha già khả kính và vì thế họ có thể bị liên lụy. Họ bàn tính rồi xin đưa cha già đến một nơi rất hẻo lánh ở vùng thôn quê. Nhà đó thuộc một gia đình cùi. Họ xin một bà đạo đức tình nguyện đi theo để săn sóc giúp đỡ Ngài. Họ dặn cha già:

– “Thưa cha già, nếu quân lính tới dò hỏi thì xin cha cứ nói cha là ông nội của chúng con”.

Cha thật thà trả lời:

– “Không được nói dối ! Cha là linh mục của Chúa. Cha đã lãnh chức thánh. Vậy nếu lính hỏi, cha phải nói sự thật.

Sau đó có lần lính đi qua, cha Duệ kêu lớn tiếng:

– “Anh em ơi! Tôi là đạo trưởng Võ Văn Duệ đây

Quân lính nghe và biết Ngài là đạo trưởng thì mừng rỡ, bắt ngay và đem nộp cho quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh đang đóng đô tại đình làng

Khi quân lính dẫn nộp cha già Bernadô Võ Văn Duệ cho quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Quan thấy một cụ già gầy yếu lại bệnh tật, thất thểu bước từng bước không vững thì thương và muốn tha. Quan khuyên Ngài:

– “Ông đã có tuổi, lại bệnh tật như thế này. Ta sẽ để tấm ảnh dưới đất, chỉ cần ông bước qua thì ta tha cho ông ngay.”

Ngài mạnh mẽ nói ngay:

– “Xin quan đừng bắt tôi làm chuyện đó. Dù có phải chết tôi cũng không bao giờ làm như vậy”.

Nghe nói thế, quan rất bực mình, truyền cho lính xiềng xích tay chân và bắt đeo gông nặng tạm giam tại đình làng, suốt ngày hôm đó họ không cho Ngài ăn uống gì, ban đêm bọn lính chế nhạo Ngài, có người còn đấm đá Ngài, cốt ý làm xỉ nhục Ngài.Trước cảnh nhục nhã và đói khát ấy Ngài vẫn âm thầm chịu đựng và lặng lẽ cầu nguyện, xin Chúa ban thêm sức mạnh.Hôm đó là ngày 3 tháng 6 năm 1838 mở đầu.những ngày tử đạo anh dũng của Ngài.

Ngày 4 tháng 6 năm 1838, họ giải Ngài về tống giam tại nhà tù Nam Định. Nhiều lần quan khuyên dụ Ngài bỏ đạo vì thấy Ngài già yếu quá sức, nên không nỡ đánh đập tra khảo Ngài. Nhưng bao nhiều lần khuyên dụ thì bấy nhiều lần Ngài mạnh mẽ từ chối. Quan ra lệnh giam trong nhà tù, bắt đeo gông nặng nề, xiềng xích tay chân, đêm ngủ thì hai chân phải cùm trong xà lim. Suốt ngày đêm phải đeo gông nặng nên Ngài chỉ nằm hay ngồi khom mình trên chiếc chiếu ẩm ướt., lai nóng nực, ruồi muỗi, rúc rỉa. Thế mà Ngài vẫn yên lặng , suốt ngày đêm chỉ cầu nguyện

Bà nhiêu Ruông là người đạo đức rất thương mến Cha, bà đã biếu xén tiền bạc cho viên cai ngục để thỉnh thoảng được vào thăm nuôi cha. Một hôm bà tới, mang theo một chiếc chiếu mới để thay chiếc chiếu cũ quá ẩm ướt. Bà nói:

– “Lạy Chúa tôi! Chiếc chiếu cha nằm ẩm ướt và hôi hám quá rồi. Con muốn thay chiếc chiếu này cho cha.Tội cha quá”

Cha tươi cười vui vẻ nói:

– “Này con ạ, Thánh Giá là giường Chúa nằm còn sần sù hơn chiếc chiếu của cha. Con hãy mang về và nghe ngóng xem ngày nào cha được diễm phúc tử vì đạo thì cho cha biết ngay nhé. Cha không sợ chết vì Chúa đâu”.

Bà nhiêu Rương cho tiền viên cai ngục và xin ông đổi chỗ khô ráo hơn cho Cha. Viên cai ngục đồng ý và vào định đổi chỗ cho cha thì cha nói:

– “Không sao cả. Tôi cứ nằm chỗ này cũng được. Tôi chỉ mong sao được sống đời đời với Chúa mà thôi”.

Một hôm ông Antôn Minh tới thăm và nói cho cha biết Đức Cha Delgado Y đã chết gục trong cũi mà xác còn bị đem đi chém nữa. Nghe tin sét đánh cha bồi hồi thổn thức khóc ướt lóc thảm thiết .. Sau đó cha bỏ chiếu, chỉ nằm trên đất.

Khi bà quản Thắng vào thăm thấy Cha.nằm trên đất, bà ngạc nhiên hỏi cha:

– “ Chúa ơi! Sao cha lại nằm trên đất ẩm ướt như thế này?”

Ngài trả lời:

– “Đức Cha là cha của chúng mình đã chết mà người ta còn đem đi chém đầu thì cha đây là con, nằm trên chiếu làm sao được? Con hãy đi dò xét tin tức về cha. Biết khi nào cha được theo chân Đức Cha thì cho cha biết ngay nhé”.

Trong thời gian 2 tháng bị giam tù ở đây cũng có cha Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh, dòng Đa Minh cùng bị giam chung với cha già Bernadô Vũ Văn Duệ Cha già đã 83 tuổi, cha Hạnh mới 66 tuổi, cho nên mỗi khi hai cha phải hầu toà thì cha Hạnh thường trả lời các quan thay cho cả cha già nữa.

Sau hơn 2 tháng giam giữ và khuyên dụ nhưng vô ích nên các quan bàn định làm án rồi gửi về kinh đô xin vua Minh Mạng châu phê.

Theo luật thời đó, cha già Bernadô Vũ Văn Duệ đã 83 tuổi thì không phải xử tử, nhưng vua Minh Mạng hăng máu, ghét đạo nên ký bản án tử hình luôn cả hai cha.Bản án vua ký ngày 28 tháng 6 nhưng mãi tới ngày 21 tháng 7 bản án mới về tới Nam Định.Sáng ngày 1 tháng 8 năm 1838, quan Giám sát cùng đội lính lý hình giải hai cha Duệ và Hạnh ra pháp trường Bảy Mẫu. Trên đường tiến ra pháp trường, cha già Duệ vì yếu sức quá đi không nổi nên lính phải cáng đi. Tới cửa thành vị quan chủ toạ cuộc xử án chưa tới nên các Ngài phải đứng ngoài trời nắng hơn 2 tiếng đồng hồ.Thấy nắng quá một bà đạo đức đưa cho Ngài một chiếc chiếu nhỏ.Bà nói nhỏ:

– “Xin cha cầm lấy để che nắng”.

Cha lắc đầu từ chối:

– “Cám ơn, cha không cần gì nữa!

Mấy bà thấy vậy, bị xúc động khóc và kêu lên:

– “Chúa ơi! Xin thương hai cha của chúng con!”.

Quan chủ tọa đã tới. Đoàn lính lý hình đưa hai cha tới chỗ xử. Hai vị quì cầu nguyện vài phút, rồi lý hình tháo gông, tháo xiềng xích, trói hai Ngài vào cột. Mấy bà từ xa xa kêu lên:

– ‘Giêsu Maria lạy Chúa tôi. Họ trói hai cha vào cột rồi, trông ghê sợ quá. Xin Chúa thương giúp các Ngài”.

Ba hồi chiêng trống vang lên, lý hình vung gươm lên cao, nghe tiếng chiêng thứ ba thì chém cổ thật mạnh một nhát. Đầu rơi xuống đất. Lý hình cầm tung đầu lên cao cho mọi người thấy. Những người tin hữu nức nở khóc, xông vào thấm máu hai vị tử đạo. Cuộc đời linh mục thánh thiện cha già Bernadô Vũ Văn Duệ kết thúc ngày hôm nay ở tuổi 83 của cuộc đời.

Theo lệnh quan chủ toạ, quân lính chôn cả đầu lẫn xác ngay tại pháp trường.Bảy Mẫu  Sau giáo dân xứ Lục Thủy xin được cải táng rước thi hài về đặt tại nhà thờ xứ Lục Thủy, thuộc giáo phận Bùi Chu.

Ngày 27 tháng 5 năm 1900 Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã tôn phong Ngài cùng với Đức Cha Delgado Y lên bậc Chân Phước và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng các Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

67. Ngày 1 tháng 8:Thánh Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh,Linh mục (1772-1838)

Thánh Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh sinh năm 1772 tại làng Năng Á, tỉnh Nghệ An, nay thuộc giáo phận Vinh, trong một gia đình Công giáo đạo đức tốt lành  Nhờ lòng đạo đức sẵn có của cha mẹ nên ngay từ nhỏ cậu Hạnh đã được bà mẹ dạy cho biết nhiều điều về giáo lý và đời sống đức tin. Cậu Hạnh hay đi nhà thờ viếng Mình Thánh Chúa và có lần gặp Đức Cha Delgado Y cậu xin Đức Cha đi tu và bày tỏ lòng ao ước muốn làm linh mục. Đức Cha htấy cậu bé kháu khỉnh dễ thương nhận rồi trao cho cha Liêm dạy la tinh và hướng dẫn đời sống tinh thần. Sau nhiều năm coi sóc, cha Liêm nhận thấy cậu Hạnh trí óc thông minh, hiền lành và nhất là lòng đạo đức vững chắc nên gửi vào chủng viện học triết và thần học.Khi đã hoàn tất chương trình huấn luyện để làm linh mục, cha Liêm trình Đức Cha và xin Đức Cha truyền chức linh mục cho thầy. Sau khi lãnh chức linh mục, cha Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh xin bề trên vào dòng Đa Minh. Được các bề trên chấp thuận, cha sung sướng gia nhập dòng rồi qua những năm tập luyện theo luật dòng, ngày 22 tháng 8 năm 1826 cha bề trên Amandi Chiêu cho cha khấn ba lời khấn của dòng, khi ấy cha đã 54

tuổi. Từ đó, cha lại càng hăng say lo việc truyền giáo theo tinh thần của dòng.

Mặc dù thời gian đó cũng chính là thời điểm vua Minh Mạng ra lệnh bắt đạo rất gay gắt, nhưng cha vẫn không sợ hãi, cha vẫn tìm mọi cách lén lút thi hành mục vụ ngày đêm không biết mệt mỏi. Năm 1838, cha ẩn lánh để làm mục vụ khá lâu  tại Quần Anh Hạ, vì ở đây có rất đông người Công giáo.Nhưng không may có mấy người lương dân bắt gặp cha nên giáo dân lo sợ phải di chuyển cha tới xứ Trung Thành. Thế rồi một hôm có hai anh tên là Hảo Hội và Nhiêu Hậu tỏ lòng thương cha và xin tình nguyện đem cha đi ẩn lánh vì quan quân đang truy lùng khắp nơi để bắt cha. Hai anh giả nhân giả nghĩa nói:

– “Thưa các ông, nếu cứ để cha ở đây thì thế nào cũng bị lộ và cha sẽ bị bắt. Vậy chúng tôi xin tình nguyện đón cha đi trốn lánh ở một chỗ kín đáo bảo đảm hơn”.

Các ông viên chức xứ Trung Thành nghe nói thì tin ngay:

– “Cám ơn các anh, nếu được như thế thì chúng tôi mừng lắm. Chúng tôi hoàn toàn tin cậy nơi các anh”.

Hai anh lại nói với cha Hạnh:

– “Xin cha cứ tin tưởng chúng con. Chúng con sẽ bảo đảm an toàn cho cha. Xin cha đi theo chúng con”.

Thế là hai anh dẫn cha đi. Trên đường đi trốn, hai anh đã ngầm báo cho quan quân vậy bắt cha. Kế hoạch hai anh đã thành công! Cha bị bắt và hai anh đã lãnh được một số tiền thưởng khá lớn.Câu chuyện xẩy ra tối ngày 7 tháng 6 năm 1838. Cha bị bắt ngay trên đường đi chạy trốn, bị đeo gông và xiềng xích tay chân rồi giải thẳng về nộp cho quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh

Về tới cửa thành Nam Đinh, cha Hạnh đã thấy họ đặt một tượng Thánh Giá trên mặt đất ngay lối vào, cha đứng lại nhất định không bước qua. Cha yêu cầu quan cho lính cất tượng thì cha mới bước vào trong thành.Quan nhìn cha một hồi lâu rỗi cũng miễn cưỡng ra lệnh cho lính cất Thánh Giá đi để cha bước vào.

Khi hầu toà quan Tổng đốc hỏi cha:

– “Ông quê quán ở đâu, năm nay đã bao nhiêu tuổi:

Cha Nguyễn Văn Hạnh trả lời:

– “ Tôi sinh quán tại Nghệ An, năm nay được 66 tuổi
Quan hỏi tiếp:

– “Vậy ông dạy dân chúng những gỉ?

Ngài dõng dạc đáp lại:

– “Tôi chỉ dạy người ta làm điều lành, tránh điều dữ mà thôi”.

Quan lại hỏi:

– “Tại sao ông không bước qua Thánh Giá?

Ngài thẳng thắn trả lời:

– “Thánh Giá đối vối tôi là biểu tượng của ơn cứu chuộc, nên không ai được phép chà đạp, vì đó là trọng tội”.

Quan Tổng đốc vui vẻ nói:

– “Nhưng ông xem kià, đạo trưởng Duyệt đã bước qua và bỏ đạo nên ta đã tha cho về. Nếu ông cũng làm như thế ta cũng sẽ tha cho về như đạo trưởng Duyệt”.

Thấy cha Duyệt vâng lệnh quan bước lên Thánh Giá Chúa, Ngài đau lòng quá, nổi nóng, chỉ thẳng vào mặt cha Duyệt mà nói:

– “Ông khốn nạn kia! Hãy xem đầu mình đã bạc còn sống được bao lâu nữa mà cả lòng bỏ Chúa. Ông làm ô danh đạo Chúa, ô danh đấng bậc mình để được lòng vua quan. Ông thêm cực lòng cho Giáo Hội đã nuôi và dạy dỗ ông bấy lâu. Nay ông đi làm bạn với ma quỉ, làm hại đời mình”.

Cha Duyệt lặng lẽ cúi mặt xuống đất không dám nhìn ai. Sau đó Ngài laị bình tĩnh giải thích cho quan nghe các lẽ đạo rồi kết luận:

-“  Ai trung thành thờ phượng Chúa khi chết sẽ được lên Thiên Đàng”.

Quan hỏi vặn lại:

-“Vậy những người không thờ phượng Chúa, chết sẽ đi đâu?”

Ngài thẳng thắn đáp:

– “Những người ấy chết sẽ phải xuống hoả ngục”.

Nghe nói thế, quan tức quá, tay đang cầm quạt, liền lấy cán quạt đập ngay vào đầu cha một cái thật mạnh, chửi mắng cha tàn tệ rồi hạ lệnh đánh cha 15 roi thật đau, ra lệnh cha phải đeo gông, xiềng xích tay chân, tống cha vào ngục, ban đêm hai chân phải cùm. Cha Hạnh vẫn hiên ngang chịu đánh đập và muôn vàn cực hình khác, trong lòng sung sướng vì được chịu những khổ nhục này vì danh Chúa.

Lần khác, quan Tổng đốc lại đặt ảnh Đức Mẹ dưới đất rồi gọi cha tới bắt bước lên ảnh Đức Mẹ thay vì phải bước lên Thánh Giá. Khi thấy ảnh Đức Mẹ đặt trên mặt đất, cha trân trọng cầm ảnh Đức Mẹ hôn kính. Quan nổi giận truyền đánh ngay 100 roi  Nhưng cha rất vui mừng vì hôn ảnh Mẹ một lần mà phải  chịu 100 roi đòn cũng sung sướng.

Ý Chúa thật nhiệm mầu, Chúa để cha Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh cùng được giam chung với cha Bernadô Võ Văn Duệ nên hai cha thường khích lệ nhau, cầu nguyện chung với nhau và nhiều khi phải ra tòa đối chất với các quan, cha già Duệ vì ốm yếu quá nói không được thì cha Hạnh nói thay cho cha già.

Nay thì các quan thấy đã giam giữ đã lâu và đã hết lời thuyết phục hai Ngài bỏ đạo mà không thành công nên cùng nhau quyết định làm bản án gửi về kinh đô xin vua châu phê. Nội dung bản án dự thảo như sau:

“ Chúng tôi đã tra khảo hai tên Vũ Văn Duệ và Nguyễn Văn Hạnh. Chúng đã bị bọn Tây lừa mà theo đạo Gia Tô đã lâu. Chẳng những chúng tin mà còn giảng đạo ấy cho nhiều người khác tin theo nữa. Xem ra đạo ấy đã thấm vào tâm can bọn chúng đến nỗi không thể bỏ được. Vậy chúng tôi luận cho chúng án trảm quyết(chém đầu) để ai nấy đều biết tội chúng nặng, đáng phải phạt thể ấy”.

Bản án gửi đi ngày 28 tháng 6 thì ngày 30 tháng 6 bản án được vua Minh Mạng chấp thuận ngay. Tuần lễ cuối cùng ở trong nhà tù, cha Hạnh không còn phải chịu những trận đòn nát xương xé thịt nữa. Nhưng được tự do tiếp xúc với những bạn tù và những người tới thăm nuôi. Trong số những người tới thăm cha, có ông tên là Hân quan cho ông này vào thăm là để xúi dục cha bỏ đạo. Ông Hân nói:

– “Này cha ơi! Cha phải chết, nếu cha không bỏ đạo. Vậy xin cha hãy bước lên Thánh Giá một lần thôi thì cha được về

Ngài trả lời:

– “Tôi rất sẵn sàng chết vì Chúa. Trước tôi cứ tưởng là được cùng chết với cha Hiền, mà không được, tôi buồn lắm.”

Ông Hân lại nói:

– “Cha à! Quan tổng đốc nói với con, nếu cha bỏ đạo thì quan sẽ đề nghị cho cha làm quan. Xin cha bỏ đạo đi, chết uổng lắm.

Cha nói lại:

– “Dù có được làm quan ngay bây giờ thì tôi cũng không bỏ Chúa đâu. Ông đừng khuyên tôi bậy bạ như thế.Tôi chỉ ước mong được làm con Đức Chúa Trời là đủ rồi”.

Để thi hành án lệnh, quan tổng đốc tỉnh Nam Định quyết định ngày 1 tháng 8 năm 1838 sẽ xử hai cha Duệ và Hạnh. Hai cha được tin, lòng tràn ngập hân hoan và vì đã dọn mình từ lâu rồi nên hai Ngài rất thư thái bình an. Sáng hôm ấy, ngay từ sớm hai Ngài đã thức dậy thực sớm, đọc kinh cầu nguyện sốt sắng rồi chào biệt các bạn tù, cám ơn những người đã giúp đỡ các Ngài. Sau đó, các Ngài theo đoàn quân lý hình do quan Giám sát hướng dẫn tiến ra pháp trưởng Bảy mẫu.

Tới pháp trường, cha Hạnh quay lại nói với những người thân quen theo các Ngài:

– “Anh chị em ở lại bình an. Chúng tôi về Thiên Đàng hưởng phức vui vẻ muôn đờI”.

Rồi Ngài nói nhỏ với cha Duệ:

– “Đến nơi rồi. Chúng ta cùng quì cầu nguyện sốt sắng, dâng phó linh hồn chúng ta cho Chúa.

Cha Duệ ngước mặt nhìn chung quang rồi nói:

– “Chúng con tạ ơn Chúa muôn đời”.

Hai đấng còn đang cầu nguyện thì lý hình lại gần, tháo gông và xiềng xích rồi trói hai Ngài vào cột.

Những người tín hữu đi theo đứng đàng xa thấy lý hình trói vào cột, bị xúc động quá kêu lên:

– “Lạy Chúa! Người ta sắp chém đầu các cha của chúng con rồi. Xin Chúa thương ban phần thưởng Nước Trời cho các Ngài”!

Khi ba hồi chiêng trống vừa chấm dứt thì lý hình vung gươm thật cao một nhát thật mạnh, đầu rơi xuống đất, đoạn lý hình cầm tung đầu lên cao. Đoàn người không phân biệt lương giáo xô nhau vào thấm máu hai thánh tử đạo của Chúa. Thi hài được chôn ngay tại pháp trường Bảy Mẫu. Sau một thời gian giáo dân Lục Thủy đã cải táng đưa về an táng tại nhà thờ Lục Thủy, thuộc giáo phận Bùi Chu.

Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

68. Ngày 12 tháng 8:Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm,Linh mục (1781-1838)

Thánh Giacôbô Đỗ Mai Năm, tên trong sổ là Mai Ngũ, sinh năm 1781 tại làng Đông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, dưới đời Tây Sơn. Vì có lòng yêu mến việc nhà Chúa và rất thích đi tu nên ngay từ nhỏ cha mẹ đã gửi Ngài vào Nhà Đức Chúa Trời để tập tu và học kinh sách. Sau đó Ngài được bề trên gửi vào Chủng Viện Kẻ Vĩnh để học la tinh. Khi mãn trường la tinh Ngài được lệnh ở lại giúp Chủng viện. Nhờ tính tính vui vẻ, cởi mở và dễ dàng hoà đồng với mọi lớp tuổi cho nên Ngài được các chủng sinh quí mến, dễ dàng bày tỏ tâm sự và xin Ngài giúp đỡ, hướng dẫn về tinh thần. Ngoài việc giúp Chủng viện, Ngài còn được Đức Cha sai đi giúp Bệnh viện Kẻ Vĩnh nữa. Ban ngày Ngài giúp các bệnh nhận với vai trò Tuyên Úy bệnh viện, tối đến Ngài lại đi dạy giáo lý cho thanh thiếu niên trong xứ đạo. Ở đâu và bất cứ công việc gì, Ngài đều tận tụy, làm việc hết mình, cho nên ở đâu Ngài cũng thành công một cách tốt đẹp.

Sau đó ít năm, bề trên lại gửi Ngài về học triết và thần học để chuẩn bị lãnh chức linh mục. Năm 1813, Đức Giám mục giáo phận quyết định sẽ truyền chức cho Ngài. Ngày lễ truyền chức được tổ chức long trọng tại nhà thờ chính tòa và Ngài đã được lãnh chức linh mục năm 32 tuổi.Giáo dân Kẻ Vĩnh tham dự thánh lễ truyền chức của Ngài rất đông. Mọi người đều hoan hỉ vui mừng vì thấy thầy Mai Năm đạo đức và tính tình lại rất dễ thuơng . Có người đi dự lễ trên đường về đã phát biểu:

– “Tôi dự lễ truyền chức linh mục của cha Giacôbê Đỗ Mai Năm, tôi thấy Ngài sốt sắng quá! Hai tay chắp trước ngực, trang nghiêm bước lên Cung Thánh trông thánh thiện quá!  tôi cứ tưởng như là vị thánh sống vậy”.

Bà trùm Kính xen vào:

– “Thánh chứ còn gì! Ngài đạo đức lắm, chẳng ai theo kịp đâu! Một tuần Ngài ăn chay đánh tội 3 lần đấy. Ngài kính mến Đức Mẹ lắm. Ngài thường khuyên chúng tôi mỗi khi có sự gì vui buồn trong gia đình phải đến cầu nguyện với Đức Mẹ đấy”.

Sau ngày chịu chức, Đức Giám mục sai đi giúp các xứ đạo trong vùng. Vì lúc này cũng là lúc đạo Chúa đang bị cấm cách, tuy chưa tới thời gay gắt. Ngài thường linh động chỗ ở để không bị người lương dòm ngó. Tuy thời thế khó khăn như thế, nhưng công việc mục vụ của Ngài rất thành công. Từ tuổi già đến tuổi trẻ, thành phần nào cũng được Ngài lưu ý cách đặc biệt vì vậy mà thành phần tuổi tác nào cũng quí mến Ngài và tìm đến gặp Ngài mỗi khi có những khó khăn trong đời sống đức tin.

Sau cùng năm 1830, Đức Cha lại gọi Ngài về coi nhà chung Kẻ Vĩnh .Làm việc trong nhiệm vụ mới này được hơn hai năm thì vua Minh Mạng lại ra sắc chỉ cấm đạo khắt khe hơn. Các chủng viện phải đóng cửa, nhiều cơ sở Công giáo bị phá hủy, các vị Thừa Sai cũng như các linh mục đều được chỉ thị triều đình phải bắt cho bằng hết, phải tận diệt.

Trước tình thế vô cùng khó khăn và nguy hiểm này, Nhà Chung phải đóng cửa, cha Mai Năm cũng phải ẩn trốn. Ngài âm thầm đến nhà ông trùm Tôn thuộc họ Kẻ Nguội ẩn lánh tại đó chừng bốn năm. Khi thấy tình hình tạm lắng dịu, Ngài lại trở về Nhà Chung để dễ dàng làm việc mục vụ hơn. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rất ngắn rồi lại phải vội vàng tìm đường ẩn lánh đi nơi khác.

Ông trùm Đích là người làng Kẻ Vĩnh, thấy cha phải trốn tránh khổ cực quá thì xin cha về ẩn tại nhà ông. Vì nhà ông có mảnh vườn rất rộng, khi cùng cực quá có thể ẩn lánh trong vườn nhà ông được. Ông tìm đến thưa với cha:

– “Thưa cha, xin cha tới ẩn lánh tại nhà con. Nhà con vừa kín đáo lại vừa rộng rãi. Nhất là có khu vườn cây rộng lắm”.

Cha Đỗ Mai Năm biết ông trùm Đích là người tốt lành lại rất ngoan đạo và là người có uy tín trong dân làng, nên cha nhận lời ngay. Cha hỏi lại:

“Nhưng có sợ phiền hà gì cho gia đình ông không?

Ông trùm Đích thẳng thắn trả lời:

– “Sao cha lại nói phiền hà? Gia đình con rất hạnh phúc được đón rước cha”

Thế là cha Đỗ Mai Năm đến ẩn lánh tại nhà ông trùm Đích. Dân làng rất xôn xao khi biết tin cha đã âm thầm đi ấn trốn. Không ai biết cha đi đâu nhưng lâu lâu lại thấy cha xuất hiện trong đêm tối để thăm viếng và ban các phép bí tích cho giáo dân mà thôi.Đang khi cha ấn lánh trong nhà ông trùm Đích thì có hai chàng thanh niên tên là Tỷ quê ở Đông Mạc và tên Xuân quê ở Tiểu Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc được các quan tỉnh Nam Định sai đi thăm dò các nơi có đạo trưởng ẩn trú. Hai chàng thanh niên này đến làng Kẻ Vĩnh, dò hỏi biết ông trùm Đích làm trùm xứ Kẻ Vĩnh, lại giầu có nên hai anh này đã đến xin làm thuê cho gia đình ông trùm Đích. Ông trùm Đích không biết là những tên do thám nên đã mượn hai anh này làm việc trong nhà. Dân làng cũng không ai nghĩ hai anh này là những tên dò thám do các quan tỉnh Nam Định gửi về. Hai anh này làm việc cho ông trùm Đích được một thời gian rồi xin nghỉ việc. Hai tên này đã biết chắc chắn cha Đõ Mai Năm đang ở trong nhà ông trùm Đích, hai anh này liền đi tố cáo với quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh, được báo cáo rành mạch chi tiết, quan Tổng đốc liền ra lệnh đem hai đạo quân: một đạo quân đi theo đường bộ và một đạo quân đi theo đường thủy do chính ông chỉ huy, kéo về vây làng Kẻ Vĩnh.

Sáng ngày mồng 3 tháng 7 lúc mặt trời chưa rạng đông thì quan quân đã vây bốn mặt làng Kẻ Vĩnh. Quan tổng đốc đi đường thủy, tới nơi vào ngôi đình làng, kêu lý trưởng trong làng ra hầu quan. Lý trưởng làng  Kẻ Vĩnh khi ấy là ông Nguyễn Huy Mỹ, con rể ông trùm Đích. Khi ông lý Mỹ ra đình gặp quan thì quan ra lệnh kêu gọi mọi người từ 18 tuổi trở lên phải ra trình diện tại đình làng. Quan tổng đốc còn bắt ông lý Mỹ phải làm tờ cam kết phải bắt tất cả các đạo trưởng. Trong khi đó thì hai tên Tỷ và Xuân hướng dẫn đoàn quan hùng hậu tới thẳng vây bắt tại nhà ông trùm Đích Lúc biết tin quan quân đến vây làng thì cha Đỗ Mai Năm định thắt lưng, xắn quần xắn áo đi trà trộn vào với đám dân đi làm cơm cho quan quân ăn. Nhưng cha chưa kịp đi thì lính đã xông tới vây kín cả nhà. Một toán khác vào thấy cha, họ hỏi:

– “Ông có phải là đạo trưởng không”

Ngài trả lời:

– “Phải, tôi là người nhà này”

Bấy giờ hai tên chỉ điểm là Tỷ và Xuân la lên:

– “Ông ấy là đạo trưởng Năm. Chính cụ đang ở trong nhà này.

Ngài điềm đạm trả lời:

– “Phải, tôi là cụ ở đây!”

Ngài vừa nói xong thì đoàn lính xông vào bắt trói cha và ông trùm Đích giải ra đình làng nộp cho quan đang ngồi chờ đợi ở đó.Ra tới đình làng, trước mặt quan cha cũng tự xưng mình là đạo trưởng. Quan vui vẻ nói với cha:

– :Đức vua đã nghiêm cấm đạo Gia Tô, sao ông không trở về nhà lo làm ăn, mà còn ngoan cố đi loan truyền thứ đạo rối ấy nữa? Bây giờ ông có bỏ đạo ấy không?

Ngài rất tin tưởng trả lời:

– “Bẩm quan lớn, không bao giờ chúng tôi bỏ đạo.”

Quan hỏi sơ qua mấy điều rồi truyền lệnh đóng gông cha Giacôbô Đỗ Mai Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và ông Micae Nguyễn Huy Mỹ, lý trưởng làng Kẻ Vĩnh rồi đưa xuống thuyền giải về tỉnh Nam Định.

Về tới Nam Định, cha Đỗ Mai Năm phải tống giam vào ngục ngay. Sáng hôm sau quan gọi ra hầu toà. Quan tra khảo, cho đánh đập rồi bắt cha bước qua Thánh Giá. Quan trịnh trọng hỏi cha:

– “Ông sẽ phải đánh đập đau đớn hơn nữa. Vậy bây giờ ông có sẵn lòng bỏ đạo chưa?

Ngài đáp lại:

– “Thưa quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi bỏ đạo hay bước lên ảnh tượng Chúa tôi sao được. Tôi vẫn khuyên người ta phải vững lòng giữ đạo dù có phải chết, thì tôi phải giữ lời ấy, dù có phải chết”.

Quan tổng đốc nói:

– “Ông cứ nói giọng điệu này thì ông sẽ phải chết. ta thấy ông hiền lành ngay thẳng, nên ta khuyên ông nên nghe lời đức vua mà bỏ đạo, ta sẽ cho về.

Ngài  đáp lại:

– “Tôi đã bằng này tuổi đầu rồi, tôi không sợ chết. Quan tha thì tôi về mà quan không tha thì tôi sẵn lòng chịu chết vì đạo, vì Chúa tôi tôn thờ”.

Các quan thấy Ngài có tuổi, ăn nói lịch thiệp, hiền lành, ngay thẳng và ý chí cương quyết nhất định không thể nào khuyên dụ, hay thuyết phục Ngài được. Các quan cũng rất trọng nể Ngài nên không đánh đập tra khảo nữa và cũng để Ngài đi lại dễ dàng trong nhà tù. Được dịp tốt, Ngài lui tới khuyên bảo, khích lệ những người bị bắt vì đạo Chúa. Với những người không Công giáo thì Ngài an ủi, giảng dạy họ

Riêng trường hợp ông trùm Đích vì tuổi đã cao, Ngài sợ ông trùm Đích chịu không nổi những hình khổ thì nản lòng trước những thử thách và đòn vọt, nên cha lại càng ở sát bên ông để cầu nguyện, khích lệ, Ngài thường nói với ông:

-“ Với ơn Chúa giúp thì dầu hình khổ đau đớn mấy đi nữa chúng ta vẫn có thể chịu được, như thánh Laurensô bị nướng trên giường sắt, ba trẻ em đi trong lò lửa v.v. Chúng  ta hãy luôn tin cậy, kêu cầu Chúa giúp sức cho trong giai đoạn thử thách cực kỳ gay go này.”

Nhờ những lời khích lệ như thế mà ông trùm Đích tuy tuổi già nhưng vẫn luôn hăng hái can đảm trước mọi khổ nhục và vui mừng chấp nhận được chết vì Chúa cùng với cha Giacobê Đỗ Mai Năm và người con rể là Micae Nguyễn Huy Mỹ. Trong thời gian bị giam chung hơn một tháng, các Ngài hằng ngày đọc kinh sáng tối chung với nhau to tiếng mà không bị ngăn cấm

Biết không thể thuyết phục được các Ngài nên ngày 7 tháng 8 các quan bàn tính làm bản án xử trảm cho cả ba người gửi về kinh đô xin châu phê. Nhận được bản án, vua Minh Mạng chuẩn y ngay và ngày 11 tháng 8 quan tổng đốc tỉnh Nam Định Trịnh Quang Khanh nhận được án lệnh gửi về.

Sáng sớm ngày hôm sau, tức là ngày 12 tháng 8 hai quan giám sát cùng 200 lính cờ quạt, trống chiêng điệu ba tôi tớ anh dũng và trung thành của Chúa ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định để hành quyết các Ngài. Ba vị tôi trung của Chúa, lòng hân hoan, chân bước đều đều, miệng ca hát chúc tụng Chúa, đoàn dân đông đảo lũ lượt theo sau. Người tin hữu thì thương khóc, vợ con gia đình ông trùm Đích và ông lý Mỹ thì nét mặt u buồn chậm chạp bước từng bước, hai hàng nước mắt chảy đầm đìa. Cha Đỗ Mai Năm tươi cười quay lại nói với những người quen biết:

– “Thôi nhé! Anh chị em đừng khóc nhưng hãy vui mừng vì chúng tôi sắp được lên Thiên Đàng với Chúa rồi Anh chị em ở lại, vững lòng tin thờ Chúa nhé”

Anh Định con trai cụ trùm Đích nói trong nghẹn ngào:

“Chúng con tạm biệt bố, anh Mỹ và cha. Khi lên Trời nhớ đến mẹ và chúng con”.

Ông trùm Đích nói:

Các con hãy chăm sóc mẹ chu dáo. An ủi mẹ. Bố sẽ xin Chúa phù hộ cách đặc biệt cho mẹ và các con.

Ông lý Mỹ định nói thì bọn lính đã đẩy các Ngài đi vào phía trong. Những người đi theo nói vọng vào:

– “Ba đấng này chết oan, chim này sẽ  đem đơn lên Trời để kiện các quan đã làm án xử ba đấng này”.

Tới nơi xử, bọn lý hình trói các đấng, mỗi đấng một cột rồi ba hồi chiêng trống nổi lên, âm u cả một bầu trời. Tiếng chiếng thứ ba thì lý hình vung cao gươm lên chém một nhát đứt cổ Ngài. Mọi sự xong xuôi, quan quân kéo nhau ra về, ông lý Thi xin phép nhận xác đặt vào ba quan tài rồi rước về Kẻ Vĩnh. Người dân làng Kẻ Vĩnh kéo nhau ra tỉnh tranh nhau khiêng xác ba đấng về làng. Về tới Kẻ Vĩnh thì trời đã tối nên dân làng phải đốt đèn, đốt đuốc lũ lượt ra đầu làng rước thi hài các đấng về làm lễ an táng ba đấng rất trọng thể. Cha Giacôbê Đỗ Mai Năm an táng đầu nhà thờ Kẻ Vĩnh, còn đầu của Ngài phải treo ở tỉnh ba ngày, sau xin đưa về Kẻ Vĩnh đặt trong cái vại an táng ở đầu quan tài của Ngài.

Ngài tử vì đạo ngày 12 tháng 8 năm 1838 khi Ngài vừa bước vào tuổi 57 và đã thi hành chức vụ linh mục đúng 25 năm.,

Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

69.Ngày 12 tháng 8:Thánh Antôn Nguyễn Đích,Trùm Chánh (1769-1838)

Thánh Antôn Nguyễn Đích, chính tên là Nguyễn Khiêm nhưng sinh con trai đặt tên là Đích nên người ta thường gọi Ngài là Đích. Ngài sinh năm 1769 tại làng Chi Long xứ Nam Xang, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định Cha mẹ của Ngài là những người rất đạo đức muốn ở gần nhà thờ có linh mục để được đi dâng lễ, đọc kinh hằng ngày nên đã di chuyển gia đình về làng Kẻ Vĩnh, thuộc Vĩnh Trị..Cậu Đích theo cha mẹ về làng Kẻ Vĩnh rồi khi tới tuổi trưởng thành cha mẹ thu xếp cho cậu lập gia đình với. một thiếu nữ ngoan đạo cũng là người trong xứ Kẻ Vĩnh

Ông Nguyễn Đích làm nghề nông, rất cần cù, chăm sóc việc gia đình rất chu đáo. Ông cũng rất lo lắng dạy dỗ con cái về lòng đạo đức, siêng năng lần hạt Mân Côi, xưng tội và rước lễ hằng ngày. Ông luôn luôn đặt đời sống đạo đức lên trên hết, phải yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người thuê mướn làm việc trong gia đình. Hằng ngày đến giờ lễ, ông chỉ định cho một hai người ở nhà coi nhà, còn tất cả mọi người phải đi dâng lễ rồi về nhà làm gì thì làm. Ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái. Về đạo đức thì chính ông dạy dỗ con cái, về chữ nghĩa thì ông thuê mướn thầy tới nhà dạy chữ nghĩa cho con cháu Khi các con khôn lớn lập gia đình thì ông đặt tiêu chuẩn đạo đức đứng hàng đầu. Những thanh niên con nhà giầu có mà kém lòng đạo đức đến hỏi con gái ông thì ông từ chối ngay. Con nhà  nghèo mà đạo đức tốt lành thì ông chấp nhận dễ dàng. Nhờ lòng đạo đức của ông mà các con trai con gái đều đạo đức ngoan ngoãn. Trong gia đình ông có bốn người được phúc tử đạo. Người con trai là Thi làm lý trưởng cũng tử đạo dưới thờ vua Tự Đức, người con trai khác là Phó Nhâm cũng không chịu bỏ đạo nên bị đầy lên Cao Bằng rồi chết rũ tù tại đó, người con rể là lý Mỹ cùng tử đạo với ông, Gia đình ông thật có phúc

Nói về ông trùm Đích thì mọi người dân trong xứ đều nói tính tình ông rất nghiêm đối với con cái nhưng lại rất hiền hoà dễ dãi đối với mọi người. Những người giúp việc trong nhà thường nói nhỏ với nhau:

– “Khi nào mà ông chủ (ông Đích) chúng mình lớn tiếng la lối với vợ con hay quát tháo chúng mình thì chắc là trời sập mất chúng mày ạ”

Mà thật như vậy. Không bao giờ ông lớn tiếng với vợ con hay bất cứ người nào trong nhà. Ngay cả với những người đầy tớ hay thuê mướn làm việc trong gia đình ông. Ông được mọi người từ trong gia đình ra ngoài xã hội đều trọng nể và quí mến ông. Trong làng xếp ông vào hàng “huynh thủ”. Con rể ông làm lý trưởng là ông lý Nguyễn Huy Mỹ, con trai ông là Nguyễn Thi sau này cũng làm lý trưởng, gọi là ông Lý Thi.

Vì sẵn lòng đạo đức lại nhiệt thành với các công việc Nhà Chúa, nhất là do đời sống đạo gương mẫu nên dân chúng bầu ông làm trùm chánh trong xứ đạo để hợp tác với các linh mục săn sóc việc mở mang Nước Chúa. Giữ chức vụ này, ông lại càng gia tăng các việc phúc đức và săn sóc giúp đỡ các giáo sĩ cũng như chủng sinh trong thời đạo bị cấm cách.

Lúc chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch, nhiều chủnh sinh bị chết, các chủng sinh khác phải giải tán. Ông trùm Đích thấy thế xin tình nguyện đón một số đông các chủng sinh đem về nhà nuôi dưỡng và tìm thầy tìm thuốc chữa trị cho đến khi bình phục.Làm công việc này nhiều người ca ngợi ông thật là người can đảm và vững tin ở nơi Thiên Chúa, vì khi ấy đã có sắc lệnh của vua cấm đạo. Ai chưa chấp giáo sĩ hay người tu hành đều bị trọng tội.

Mà quả thật ông là người vô cùng can đảm! Trong thời cấm đạo, ông đã chứa chấp và làm chỗ“ liên lạc” cho hàng chục giáo sĩ. Chính Đức Cha Havard Du cũng đã ấn trú tại nhà ông trong một thời gian hơn hai năm dưới thời vua Minh Mạng cấm đạo, rồi đến cha Giacôbê Đỗ Mai Năm. Các linh mục rất tin tưởng và quí mến ông, nên hay đi về, lấy nhà ông làm điểm hẹn của các đấng. Riêng cha Giacôbê Năm thì đối xử với ông như anh em ruột thịt.

Như trên đã nói, gia đình ông giầu có, ruộng đất rộng rãi nên có nhiều tá điền đến làm thuê cho ông. Trong số những người làm thuê có hai chàng thanh niên tên Tỷ ở làng Đông Mạc và tên Xuân ở làng Tiểu Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc được quan thuê mướn đi thăm dò nơi ẩn trốn của các đạo trưởng. Hai chàng thanh niên này dò xét biết ông trùm Đích là nhà giầu lại là người Công giáo tốt lành nên đến xin việc làm tại nhà ông trùm Đích. Ông trùm Đích thật thà lại thương người, thấy hai anh này than vãn nghèo khó nên tin và thuê luôn hai anh cho làm việc trong nhà. Ông không biết hai tên này là tên do thám tới dò xét nhà ông. Hai tên này làm việc một thời gian lâu trong gia đình, biết được tông tích cha Đỗ Mai Năm đang trú ẩn tại đó. Hai chàng rút lui và âm thầm về trình báo cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh để lấy tiền thưởng. Quan Trịnh Quang Khanh biết chắc chắn tin tức lại có hai tên chỉ điểm nữa nên ra lệnh cho 200 quân lính, chia làm hai toán đi hai ngả. Một toán đi đường bộ, một toán đi đường thủy, cả hai trực chỉ về vây làng Kẻ Vĩnh. Chính quan Trịnh Quang Khanh chỉ huy cuộc hành quân này Quan đi với toán đi đường thủy.Tới nơi, quan vào đình làng rồi cho gọi lý trưởng là ông lý Nguyễn Huy Mỹ ra cho lệnh phải tố cáo và nộp các đạo trưởng. Làm giấy xong quan còn bắt ông lý Mỹ ký vào tờ giấy này. Quan lại ra lệnh bắt tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên phải ra trình diện tại đình làng.  Trong khi đó thì hai tên Tỷ và Xuân hướng dẫn đoàn quân tiến thẳng vào nhà ông trùm Đích bắt đạo trưởng Đỗ Mai Năm và ông trùm Nguyễn Đích.

Vì đã có hai tên nội công chỉ điểm nên họ bắt được cha Giacôbê Đỗ Mai Năm cách dễ dàng. Vào tới nhà, quan hỏi:

– “Ai là chủ nhà này?

Hai ông bà trùm Đích chạy ra:

– “Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi là chủ nhà này”

Quan hỏi:

– “Các người chứa chấp đạo trưởng. Vậy đạt trưởng đâu”

Bà trùm Đích ấp úng thưa:

– “Bẩm lạy quan lớn!  Xin quan lớn là đèn trời soi xét..”

Hai tên Tỷ và Xuân chỉ mặt cha Năm:

– “Đây chính là đạo trưởng Đỗ Mai Năm”

Quan hỏi cha:

– “Ông là đạo trưởng?

Cha thẳng thắn trả lời:

– “Tôi là đạo trưởng Năm”

Thế là quan truyền bắt trói cha Năm và bắt trói luôn ông trùm Đích chứa chấp đạo trưởng nữa.

Cha Năm nói:

– “Tôi là đạo trưởng, các ông bắt tôi. Nhưng xin tha cho ông chủ nhà này vì tuổi già”.

Nhưng quan ra lệnh bắt trói luôn cả hai rồi áp giải ra đình làng. Tới đình làng, quan Trịnh Quang Khanh thấy ông trùm Đích dáng người cao ráo, tốt tướng nhưng đã già nên quan chỉ hỏi sơ qua mấy điều rồi khuyên ông bước qua Thánh Giá rồi quan tha cho về.Dù khuyên dụ thế nào thì ông Nguyễn Đích dứt khoát không theo nên cuối cùng quan ra lệnh bắt đeo gông, xiềng xích tay chân rồi giải về Nam Định cùng vớI cha Giacôbê Đỗ Mai Năm và người con rể là ông Micae. Nguyễn Huy Mỹ, lý trưởng làng Kẽ Vĩnh.

Về tới Nam Định, may mắn là cả ba người dược giam chung cùng một nơi nên ba người vui mừng tạ ơn Chúa và khích lệ nhau can đảm chiụ đau khổ vì Chúa, dù có phải chết thì nhất định cả ba người chắc chắn sẽ không bao giờ chối đạo.

Nhiều lần quan trịnh Quang Khanh đã dùng mọi phương kế từ tra tấn đến ngọt ngào thuyết phục, mong ông bỏ đạo nhưng Ngài nhất định không bỏ đạo. Ngài thưa với quan:

– “Thưa quan lớn, ở tuổi này, tôi đã chu toan bổn phận làm cha làm chồng rồi, tôi chỉ còn bổn phận đối với Chúa mà thôi. Tôi chỉ một lòng thờ kính Thiên Chúa. Quan tha hay kết tội thì tùy ở quan, phần tôi,  xin quan đừng ép tôi nữa”

Thấy lòng cương quyết và ý chí sắt đá của ông, quan cho lính khiêng ông qua Thánh Giá, ông co chân lên khiến quan tức giận, cho đánh đòn trong khi phải mang gông quá nặng, tay chân bị xiềng xích lại vì tuổi già, sức yếu, sợ Ngài không chịu nổi những đau đớn quá sức như vậy. Nhưng ơn Chúa, Ngài vẫn luôn can đảm trung thành với Chúa. Thật là nhờ ơn Chúa giúp và cũng nhờ lời khuyên bảo, khích lệ của cha Mai Năm nữa. Đàng khác, cũng phải nói thêm là  theo gương hy sinh chịu đựng tuyệt vời của người con rể là ông lý Mỹ nữa. Sau bao nhiều lần bị đánh đòn xong thì chính ông lý Mỹ xin chịu đòn thay cho cha vợ của mình.Ông Lý Mỹ luôn cầu nguyện cho mình và cho cha vợ của mình rất sốt sắng. Chính tấm gương cao đẹp này cũng là một động lực rất mạnh mẽ giúp ông trùm Đích kiên vững tới cùng.

Sau một thời gian giam giữ khá lâu mà không đem lại kết quả mong muốn, các quan tỉnh Nam Định quyết định làm bản án trảm quyết cả ba vị.gửi vào kinh, xin vua châu phê.Bản án của Ngài như sau:

“Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Y đã không nộp đạo trưởng Đỗ Mai Năm cho quan, lai còn chứa chấp, không nghe lời  khuyến cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa. Thật là người cố chấp, bất tuân luật nước. Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khoá trước công đường, nhưng y trả lời: Tôi giữ đạo từ nhỏ. Tôi sẵn lòng chịu chết chứ không bỏ đạo. Vậy xin xử trảm làm gương cho kẻ khác”.

Nhận được bản án, vua Minh Mạng châu phê ngay và ngày 11 tháng 8 bản án gửi về tới Nam Định

Sáng sớm ngày 12 tháng 8 năm 1838 hai quan Giám sát cùng với đoàn quân 200 lính lũ lượt cờ quạt, chiếng trống ồn ào giải các Ngài ra pháp trường Bẩy Mẫu của tỉnh Nam Định. Ba vị tôi tớ trung kiên của Chúa lòng hân hoan, miệng ca hát, chân đều đều bước theo đoàn lý hình tiến ra pháp trường. Những người trong gia đình cũng như rất đồng bạn hữu, nhiều người là ngoại giáo, nhưng rất thương mến các Ngài nên cũng nhập đoàn đông đảo theo ra pháp trường.

Các con cháu ông trùm Đích và vợ con ông lý Mỹ rất đông, uể oải bước theo từng bước nặng nề, cố gắng tới gần ba vi để nói một vài lời cuối cùng. Ông trùm Đích quay lại cố gắng nói với con cháu vài lời:

– “Các con hãy an ủi mẹ, săn sóc nuôi nấng mẹ. Bố sẽ xin Chúa đặc biệt phù trợ mẹ và các con. Trên Thiên Đàng bố luôn cầu nguyện cho các con”.

Ngài nói chưa hết câu thì bọn lính đã đẩy Ngài đi. Ngài giơ tay chào biệt con cháu. Mấy người con xúc động quá oà lên khóc, nghẹn ngào nói:

“Chúng con chào tạm biệt bố….”

Tới chỗ thi hành án lệnh, Ngài quì cầu nguyện rồi ba hồi chiêng trống vang lên, tiếng trống thứ ba thì tên lý hình vung cao gươm chém một nhát đầu Ngài rơi xuống đất., kết thúc cuộc đời ở trần gian lúc Ngài vừa tròn 69 tuổi.

Thi hài được người con trai là ông Lý Thi đặt trong quan tài rước về Kẻ Vĩnh ngay đêm hôm đó.Toàn dân trong xứ Kẻ Vĩnh tổ chức lễ an táng rất long trọng rồi chôn cất ngay trước nhà Ngài, nơi Ngài đã sinh sống và đã để lại bao gương tốt lành, thánh thiện của một chức sắc gương mẫu và một gia trưởng vô cùng đáng kính

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

70. Ngày 12 tháng 8:Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ,Lý Trưởng (1804-1838)

Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ sinh năm 1804 tại làng  Đạt Đăng, giáp tỉnh Vạn Sang, nay là tinh Ninh Bình. Mồ côi cha lúc 10 tuổi và mấy năm sau lại mồ côi mẹ, nên cậu Mỹ và các em được dì, em của mẹ đón nhận về nuôi dưỡng rất chu đáo. Tuy nhà nghèo, rất khó khăn về vật chất nhưng bà dì luôn cố gắng nuôi dưỡng các con và các cháu đàng hoàng. Bà cho cháu Mỹ đi học chữ Nho cùng với con của bà. Nhờ trí thông minh và tính cần cù chăm chỉ, cậu Mỹ tiến bộ rất mau. Trong gia đình ai cũng nhìn nhận cậu Mỹ tính tình hiền hoà và rất tháo vát, nhanh nhẹn nhưng nghiêm nghị, đứng đắn. Sau gia đình di chuyển về lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh, cậu Mỹ quen biết rồi kết duyên với cô Miện con gái ông trùm Đích. Ông trùm Đích biết cậu Mỹ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng may mắn được bà dì nuôi dưỡng, có chữ nghĩa lại rất ngoan đạo, tính nết hiền lành nên ông bà trùm Đích thuận gả cô Miện cho cậu Mỹ ngay. Cậu Mỹ cũng học biết nghề thuốc và đã làm nghề thuốc ít nhiều. Khi lập gia đình với cô Miện, hai người rất hợp nhau về lòng đạo đức. Cả hai rất siêng năng lần hạt Mân Côi, năng xưng tội và rất sốt sắng năng chịu các phép bí tích, nhất là có lòng yêu mến Thánh Thể một cách đặc biệt. Khi nói về chồng của mình, bà Lý Mỹ ca ngợi:

– “Anh ấy rất siêng năng đọc kinh tối sáng. Dù trong nhà bận rộn nhiều công việc thì anh ấy cũng chẳng bao giờ bỏ đọc kinh. Tối nào vợ con hay đầy tớ bận bịu, có những việc bất thường, anh ấy cũng bắt mọi người đọc kinh chung với nhau và đọc sách cho nhau nghe nữa. Anh aấy rất chăm chỉ đi xưng tội và không bao giờ bỏ rước lễ.”

Trong gia đình, hai ông bà sống với nhau 18 năm trời mà không bao giờ to tiếng, lời ra tiếng vào. Vợ chồng, con cái trên thuận dưới hoà, thật là hạnh phúc vô cùng. Đối với gia đình thì tốt lành như thế, mà đối với người ngoài lại càng được tiếng là tốt lành, và rất có lòng thương những người nghèo khổ. Có năm vì bão lụt, dân làng mất mùa, đói khát. Ông Lý Mỹ bảo người làm trong nhà nấu cháo phát cho mọi người ăn. Nhờ vậy mà nhiều người được cứu sống qua trận đói lớn.

Đối với dân làng, ông Lý Mỹ rất được mọi người kính nể về tư cách và đức độ. Nhiều người khen ông là người sắc sảo, khôn ngoan, ăn nói lý sự, không ai có thể chê được điều gì. Người ta kể rằng tính tình ông rất ngay thẳng nên có lần trong làng khuyết một chân cai tổng, ông lý trưởng trong làng tới xin ông nhận, nhưng ông khiêm tốn từ chối  Cả làng ai cũng mến phục và mong ước ông ra làm việc để dân được nhờ. Thế rồi dân làng họp lại, đồng loạt bầu ông làm lý trưởng, ông cũng khiêm tốn từ chối. Ông trùm Đích là bố vợ khuyên, rồi Đức Cha Havard Du khuyên ông nhận để có cơ hội giúp dân làng, đồng thời giúp Nhà Chung nữa, nhất là trong thời đạo Chúa bị cấm cách khó khăn này. Được Đức Cha và bố vợ khuyến khích. Ông Nguyễn Huy Mỹ mới nhận chức lý trưởng làng Kẻ Vĩnh.

Nhận chức lý trưởng, ông tận tình giúp đỡ nhiều người, ông  rất liêm khiết, ngay thẳng, không bao giờ lấy của dân mà nhiều khi còn bỏ của nhà ra bù đắp cho dân. Tuy ông rất thương người, hiền hoà với mọi người nhưng ông lại rất nghiêm minh và cứng rắn với những kẻ trộm cướp, gian giảo. Khi phải sửa trị, ông sửa trị tới nơi tới chốn. Nhờ vậy mà dưới thời ông làm lý trưởng, trong làng ngoài xóm, đâu đâu cũng rất bình an, không có trộm cướp, không cờ bạc, không rượu chè say sưa.

Vì sẵn lòng đạo đức ngay từ nhỏ nên ông rất quí trọng và kính yêu các linh mục, giám mục. Ông thường khuyên bảo vợ con và những người làm trong gia đình phải trọng kính những người tu trì, họ đã hy sinh dâng hiến cuộc đời mình làm việc cho Vườn Nho của Chúa. Trong suốt thời kỳ cấm đạo của các vua chúa, từ Nhà Chung cho tới Chủng viện đều phải đóng cửa, các linh mục phải ẩn trốn, các chủng sinh phải âm thầm lén lút trong làng Kẻ Vĩnh dưới sự bao che của ông lý trưởng Nguyễn Huy Mỹ. Chẳng những ông tìm mọi cách nâng đỡ, bao che mà còn khuyến khích các nữ tu, các chủng sinh hãy luôn vững lòng tin cậy ở Chúa. hãy sốt sắng đọc kinh cầu nguyện. Nếu Chúa muốn chúng ta phải lấy máu mình để làm chứng cho Chúa thì chúng ta hãy xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta can đảm chết cho Chúa.

Có lần quan quân kéo về làng Kẻ Vĩnh để bắt Đức Cha và một vài linh mục đang ẩn trốn tại đó thì ông lý Mỹ tỏ ra sốt sắng hợp tác với các quan , dẫn các quan quân đi khám xét từng nhà, bắt đầu từ những nhà không có ai ẩn trốn, ông cố ý kéo dài thời giờ như thế để Đức Giám mục và các linh mục có đủ thời giờ chạy trốn. Cuối cùng từ sáng tới tối, quan quân không bắt được vị đạo trưởng nào. Ông vui mừng tạ ơn Chúa. Có lần sau khi cầu nguyện chung cả gia đình rồi thì ông ngồi tâm sự với bà lý. Tự nhiên ông hỏi bà:

– “Này bà! Nếu tôi phải chết vì đạo Chúa thì bà có bằng lòng không?”

Bà lý Mỹ vui vẻ nói với chồng:

– “Trời ơi! Nếu ông mà được phúc tử vì đạo thì tôi vui mừng tạ ơn Chúa lắm lắm

Ông lý nghe bà lý nói thế thì vui mừng và tiếp lời:

– “Tôi cũng cầu nguyện và mong ước được thế, nhưng mình yếu đuối, kém nhân đức đã chắc gì Chúa thương ban”.

Gia đình ông bà lý Mỹ thật là hạnh phúc.Tuy là một viên chức lớn trong làng, nhưng hai ông bà luôn nhã nhặn, khiêm tốn và nhất là rất chu toàn bổn phận của một Kitô hữu đối với Chúa. Cha mẹ đạo đức thánh thiện thì các con cũng được thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt đẹp như thế. Các con từ trai tới gái, cô cậu nào cũng ngoan ngoãn, dễ thương và đạo đức.

Cuộc đời gia đình của ông bà lý Mỹ đang êm đềm, hạnh phúc tràn đầy thì sóng gió ập tới. Hai tên nằm vùng Tỷ và Xuân trong nhà ông trùm Đích bí mật dẫn quan quân từ tỉnh Nam Định đổ về vây làng Kẻ Vĩnh và tới thẳng nhà ông trùm Đích, hai tên nằm vùng chỉ thẳng mặt cha Đỗ Mai Năm để quan quân bắt, đồng thời bắt luôn cả ông trùm Đích giải ra đình làng nộp cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh rồi sau đó bắt luôn ông lý Mỹ, lấy lý do là ông lý Mỹ đã bao che các đạo trưởng, không chịu tố cáo các Ngài.

Cả ba vị đều bị đóng gông, xiềng xích chân tay rồi giải về tỉnh Nam Định, giam chung trong ngục tù.

Sáng hôm sau các quan cho gọi cả ba vị ra hầu tòa. Các quan hỏi cha Giacôbê Đỗ Mai Năm:

– “Ông già rồi, chúng tôi không muốn giết ông. Chúng tôi sẽ tha ngay. Vậy ông hãy bước qua Thánh Giá này trước mặt chúng tôi.”

Cha Mai Năm mạnh dạn trả lời:

– “Thưa các quan, nếu các quan tha thì tôi muôn vàn đội ơn các quan, còn sự bước qua Thánh Gía thì không bao giờ tôi làm. Xin các quan đừng ép tôi. Vô ích!”

Các quan lại hỏi ông trùm Đích:

– “Còn tên già này. Già rồi, sức yếu không chiụ nổi các hình phạt đâu. Hãy nghe chúng tôi bỏ đạo rồi về với gia đình, yên phận tuổi già với làng xóm”.

Ông trùm Đích khẳng khái trả lời:

– “Tôi già thật, nhưng tôi không sợ chết vì đạo Chúa. Các quan tha cho về thì tôi đội ơn. Nhưng các quan khuyên bỏ đạo thì thật vô ích! Sẽ không bao giờ tôi bỏ đạo. Tôi đã sẵn sàng chết để làm chứng đạo Chúa là đạo thật”.

Sau cùng các quan hỏi ông lý Mỹ:

– “Tại sao mày dám khinh mạn phép vua như thế?”

Ông lý Mỹ nhãn nhặn đáp:

– “Bẩm quan lớn, tôi không khinh mạn phép vua như quan nói. Các đạo trưởng ẩn trốn thì ai biết được? Vậy nếu quan thương tha thì  tôi được nhờ, còn nếu quan kết tội thì tôi xin chịu”

Nghe.ông lý Mỹ nói quan tổng đốc tức giận, ra lệnh bắt ông lý Mỹ nằm úp trên đất và cho lính đánh đủ 40 roi thật tàn ác.Bị đòn quá đau đớn nhưng ông chỉ cắn răng chịu đựng, máu me đầm đià trên áo quần.Đánh đòn xong quan lại ra lệnh đống gông cùm, xiềng xích tay chân và tống giam vào ngục.

Một hôm có một viên chức lớn trong làng tới gặp ông lý Mỹ, lấy tình bạn đồng nghiệp bàn tính với ông là dân làng sẵn sàng bỏ tiền để đút lót cho quan lớn, xin tha cho ông. Nhưng ông không chịu, nói với bạn rằng:

– “Tôi xin cám ơn bạn và dân làng có lòng tốt với tôi. Nhưng xin đừng bỏ tiền ra chuộc tôi ra. Xin đừng hối lộ như vậy. Xin để tiền ấy giúp đỡ vợ con tôi và làm bữa mừng khi đưa xác tôi về với dân làng”.

Nghe ông lý Mỹ nói như vậy. Người bạn sửng sốt và xúc động:

– “Ông lý nói như thế. Tôi xin vái ông ba vái. Nếu ông phải chết thì xin ông nhớ đến chúng tôi. Chúng tôi xin theo gương tốt lành và khí phách anh hùng của ông”.

Trong nhà tù, vì ông lý Mỹ trẻ trung nhất nên quan truyền đánh đòn nhiều nhất. Nhiều lần ông còn xin chịu đòn thay cho bố vợ là ông trùm Đích, vì ông trùm Đích già yếu quá sợ không chịu nổi. Mỗi khi ông trùm Đích bị đòn đau đớn thì ông lý Mỹ thưa với các quan:

– “Bẩm các quan, bố tôi già và quá ốm yếu, bị đòn như thế này thì bố tôi chết mất. Tôi xin các quan cho tôi được chịu đòn thay cho bố tôi”.

Các quan thấy ông còn quá trẻ mà có lòng hiếu đễ với bố vợ như thế nên chấp nhận để ông chịu đòn thay cho bố vợ.

Chính vì vậy mà có lần ông phải chịu tới 500 roi, da thịt nát hết, máu me đầm đìa ướt hết cả quần lẫn áo. Tay chân sưng u lên, trông thật thê thảm, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, can đảm, không lùi bước trước mặt các quan. Thấy cha Mai Năm và ông trùm Đích tỏ lòng thương lo lắng cho ông thì ông vui vẻ khích lệ cha và bố vợ rằng:

– “Chúa Giêsu còn bị đánh đòn, đội mạo gai, chịu trăm ngàn khổ hình hơn chúng ta mà! Con luôn đội ơn Chúa và xin Chúa giúp sức để con có thể chịu đựng hơn nữa”.

Có lần bà Mến là người giúp việc trong gia đình ông lý, lén đưa cô con gái 12 tuổi tên là Anna Mỹ và cậu con trai 10 tuổi tên là Micae Tường vào thăm ông trong nhà tù. Cô Mỹ nói với bố  một cách hồn nhiên:

– “Bố ơi! Con cầu nguyện cho bố thêm can đảm chết vì Chúa”

Cậu Tường, con trai 10 tuổi nói:

– “Bố ơi con nhớ bố.lắm!  Sáng nào đọc kinh mẹ cũng nói với con là cầu nguyện cho bố vững lòng xưng đạo Chúa và chết cho Chúa”.

Ông lý Mỹ xúc động ôm hai con và nói:

– “Cho bố gửi lời thăm mẹ. Các con nói với mẹ là bố thương mẹ và các con lắm. Bố xin Chúa giúp mẹ và các con”.

Nói xong thì bà Mến vội vã ôm hai đứa nhỏ, bước nhanh ra khỏi cổng.nhà giam. Cô Mỹ và cậu Tường còn nuối tiếc ngoái cổ nhìn lại nhưng không còn thấy bóng dáng người bố kính yêu nữa.

Lần khác, chính bà lý Mỹ đút tiền cho viên cai ngục để lén vào gặp ông lý Mỹ ngay trước cổng. Bà bồng con nhỏ mới sinh được mấy tháng trao cho chồng ẵm một lúc. Nhìn thấy chồng tiều tụy, máu me đầy áo quần thì quá xúc động, nước mắt đầm đìa . Bà nghẹn ngào nói:

– “Mình ạ! Vợ chồng ai mà chẳng thương, nhưng tất cả vì Chúa, mình hãy can đảm lên nhé. Em và các con hằng ngày cầu nguyện cho anh can đảm chịu mọi hình khổ vì Chúa. Anh đừng bận tâm về mẹ con em. Chúa quan phòng mọi sự. Em dâng phó anh và cả gia đình cho Chúa. Anh cho em gửi lời thăm bố và cha Năm. Họ không cho em vào trong ấy, chỉ gặp anh mấy phút ở ngoài cổng mà thôi. Em tạm biệt anh. Có lẽ đây là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau ở thế gian này. Chúng ta sẽ xum họp cả gia đình trên Thiên Đàng vậy”.

Nghe những lời vợ nói, lòng ông lý Mỹ đau đớn như cắt nhưng ông cũng cố bình tĩnh nói với vợ:

-“Những lời em khuyên như đốt thêm ngọn lửa mến Chúa trong lòng anh. Em hãy về dạy dỗ các con thay anh. Anh phó thác mọi sự của gia đình ta cho Chúa. Anh xin Chúa cho gia đình sẽ có ngày họp mặt đông đủ trên Thiên Đàng”.

Nói xong, hai người xiết chặt tay nhau. Ông lý Mỹ hôn nhẹ trên đứa con mới sinh được vài tháng. Hai người từ biệt nhau. Mỗi người ôm trong lòng những suy riêng tư của mình.Từ hôm đó cho tới ngày tử đạo. Ông lý Mỹ luôn tỏ ra hân hoan và thêm can đảm chịu mọi khổ hình từ đòn vọt, đến tra tấn, nhịn đói, nhịn khát và trăm ngàn khổ cực khác. Ông luôn trước sau như một, vẫn kiên vững xưng đạo Chúa và sẵn sàng chịu chết vì đạo thánh Chúa.

Thời gian kéo dài hơn một tháng mà không sao khuất phục được những chứng nhân của Chúa, các quan quyết định làm bản án gửi về kinh đô xin vua Minh Mạng châu phê. Ngày 11 tháng 8 năm 1838, án lệnh từ kinh đô gửi trở về tớI Nam Định và sáng ngày 12 tháng 8 năm 1838 là ngày thi hành án lệnh.

Cả ba vị tông đồ trung kiên của Chúa biết tin, ngay sáng sơm cả ba thức dậy sớm dọc kinh và xưng tội rước lễ, trong lòng tràn ngập hân hoan sẵn sàng đón nhận cái chết vì đạo Chúa. Sau đó, giã từ bạn bè trong tù rồi theo lệnh ra đi theo các quan và 200 quân binh tiến ra pháp trường Bảy Mẫu. Miệng luôn ca hát, lòng vui mừng sung sướng, chân bước đều đều theo quân lính áp giải. Đang đi thì có tiếng ông Cai Tú, người anh thúc bá với ông lý Mỹ nói lớn:

– “Chú Lý! Hãy vững tâm và can đảm nhé”.

Ông lý Mỹ nhận ra tiếng nói của người anh họ, tên Cai Tú, quay lại nói:

-“ Anh cả đừng lo. Cứ an tâm, em không sợ chết đâu”.

Tới pháp trường, cả ba quì cầu nguyện Ông lý Mỹ xin các quan xử cha Năm trước rồi tới ông trùm Đich và cuối cùng tới ông. Khi tới lượt Ngài, lý hình nói với Ngài:

– “ Bây giờ tới lượt ông, ông cho chúng tôi 5 quan tiền thì chúng tôi chỉ chém một nhát là đứt đầu, sẽ bớt phải đâu đớn”

Ông lý Mỹ ôn tồn trả lời:

– “ Năm quan tiền để giúp cho người nghèo khó. Không có tiền cho các anh đâu. Các anh muốn bắm tôi thế nào, tùy ý của các anh”.

Bọn lý hình nghe nói thế, họ nổi sùng, bèn chém ông lý Mỹ bằng nhiều nhát, tới nhát chém thứ 5 đầu mới lìa cổ! Cả ba vị đều chung một bản án như nhau là trảm quyết, có nghĩa là bị chém đầu.

Như trên đã nói, ông Lý Thi là con trai ông trùm Đích, sau cũng được phúc tử vì đạo, đã chuẩn bị sẵn ba cỗ quan tài để sau khi bị xử thì xin thi hài của ba vị đặt trong quan tài rước về Kẻ Vĩnh ngay đêm hôm đó đế sáng hôm sau làm lễ an táng cho ba đấng rất long trọng tại nhà thờ Kẻ Vĩnh. Sau thánh lễ thì cha Giacôbê Đỗ Mai Năm an táng tại đầu nhà thờ Kẻ Vĩnh, còn ông trùm Antôn Nguyễn Đích và ông lý Micae Nguyễn Huy Mỹ thì an táng tại khu đất ngay trước nhà ông trùm Đích.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước cùng với cha Giacobê Đỗ Mai Năm và ông Antôn Nguyễn Đích ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng các Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

71. Ngày 21 tháng 8 :Thánh Giuse Đặng Đình Viên,Linh mục (1787-1838)

Thánh Giuse Đặng Đình Viên cũng gọi là Lương sinh năm 1787 tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình Công giáo ngoan đạo. Cha mẹ lo lắng tìm mọi phương cách cho cậu ăn học, mong sau này cậu làm linh mục. Chính vì âm thầm nuôi giấc mộng tốt đẹp ấy mà ông bà đã xin cho cậu con trai của mình sớm được vào Nhà Đức Chúa Trời ở họ Vân, xứ An Thi, xứ quê ngoại của cậu. Cha xứ thấy cậu Viên rất sáng dạ và lại có lòng đạo đức dặc biệt nên đã gửi cậu về Chủng viện Lục Thủy để cậu học La tinh, rồi triết và thần học.Tới năm 1824, thầy Giuse Đặng Đình Viên được các đấng bề trên tuyển chọn cho chịu chức linh mục, lúc ấy cha Viên mới 36 tuổi.

Sau khi lãnh chức linh mục thì Ngài làm mục vụ tại giáo xứ Lục Thủy, thuộc giáo phận Bùi Chu hiện nay. Hai năm sau, Ngài được bổ nhiệm về miền Bắc Ninh hoạt động cho việc truyền giáo và giúpđỡ các linh hồn, từ các họ đạo Đông Bài đến Thiết Nham rồi Như Thiết, An Mỹ trong suốt 17 năm trời. Ở đâu Ngài cũng được nổi tiếng là thánh thiện, nhân từ, nhiệt thành và sốt sắng đọc kinh cầu nguyện  trở nên gương mẫu cho mọi người.

Ngày 17 tháng 4 năm 1838, Ngài sai thầy Giảng Vũ Văn Lân đi lãnh dầu Thứ Năm Tuần Thánh có mang theo mấy lá thư gửi cho Đức Giám mục và hai linh mục khác, trên đường đi tới An Liêm, một họ đạo có phân nửa là Giáo, phân nửa là lương dân. Nhóm người lương dân thấy thầy giảng Vũ Văn Lân đi qua thì nghi là đạo trưởng nên chặn bắt và khám xét thì thấy có 6 lá thư và hộp Dầu Thánh nên vui mừng đem nộp cho quan, vì đám lương dân làng An Liêm vốn đã sẵn có mối thù hiềm khích với nhóm người Công Giáo trong làng. Quan tra khảo thầy Lân về thư từ của cha Viên và hộp Dầu Thánh cũng như nơi cư trú của cha Viên. Thế là hộp Dầu Thánh và những lá thư của cha Viên gửi cho Đức cha Delgado Y và Đức cha Henares Minh, cha chính Hiền đã là cơ hội không may mắn cho một cuộc truy nã, bắt bớ đẫm máu tại Nam Định và Hưng Yên lúc bấy giờ.

Sau cuộc tra hỏi và nắm chắc những chứng tích trong tay, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh cấp tốc sai 800 lính kéo đến Cao Xá theo để truy nã bắt cho bằng được đạo trưởng Đặng Đình Viên, nhưng cuộc truy nã vẫn chưa có kết quả. Quan đầu tỉnh Hưng Yên là Hà Thúc Lương sai người về các phủ huyện và tỉnh để điều tra lý lịch, tên tuổi cha Đặng Đình Viên. Truy lùng mãi không bắt được cha Viên, các quan bày ra một diệu kế và mạo nhận viết một lá thư cho cha Viên, lá thư bày tỏ sự lo lắng cho cha và muốn biết cha ở đâu để giúp đỡ bao che cho Ngài. Kế hoạch này sau được hai người nhà của cha là ông Đặng Đình Lại và người con của ông ta là Đặng Đình Nhật, nhận tiền và cộng tác với các quan đi tìm nơi trú ẩn của cha Đặng Đình Viên. Hai người này mất cả tháng trời mới dò được nhà bà Hai Nhì, ở họ Cầu Chảy, xã Như Thiết. Họ đưa cho người nhà này lá thư đề tên cha Viên. Chị này trao cho cha, khi cha mở ra đọc thì biết rằng mình bị mắc lừa. Cha dán thư lại rồi vội vàng bảo người nhà trả lại cho người đã trao thư Hai tên phản giáo nhận thư trả lại thì biết chắc là cha Viên đang ẩn lánh tại đây..

Thế là hai tên vội vã dẫn đường chỉ lối tới nhà này vây bắt cha  Cha Viên. Biết việc không may đang xẩy tới cha chỉ kịp vội chạy ra ẩn trong vườn mía sau nhà. Khi quan quân vào lục soát trong nhà không bắt được cha Viên, bọn chúng bắt một em bé trong nhà đánh rồi dọa nạt sẽ giết nếu không khai cha ở đâu họ sẽ thì sẽ đánh tiếp nát xương. Em bé vẫn lác đầu vừa khóc vừa nói:

– “Không có cha ở đây, đừng đánh cháu

Quan lấy roi quất thêm mấy roi, đau quá, em bé la lớn:

– “Giêsu Maria, cứu con với. Con bị quan đánh đau lắm!”

Từ trong buị mía, nghe thấy em bé la hét như thế, cha Giuse Đặng Đình Viên bị xúc động mạnh dạn trước tiếng la kêu cầu cứu như thế. Cha chạy ra tới trước mặt quan thú nhận:

– “Thưa quan lớn, tôi đây chính là đạo trưởng Đặng Đình Viên mà quan quân đang tìm bắt đây. Xin quan tha cho em nhỏ này”.

Quan ngỡ ngàng trước hành động anh dũng của cha. Môt tên lính tỏ ra đã biết Ngài nói:

“Nếu ông này có chiếc răng gẫy thì chính là đạo trưởng Viên, không sai đâu”.

Bọn lính nhìn cha rồi xông vào bắt, trói và đánh Ngài túi bụi. Đánh xong, bọn chúng  bắt Ngài đeo gông rất nặng rồi xiềng xích tay chân, đưa Ngài ra đình làng cho dân không Công giáo vốn đã ác cảm với người Công Giáo, làm xỉ nhục Ngài, có đứa tới đấm và tát vào mặt Ngài. Nhưng Ngài vẫn bình tĩnh, im lặng chiụ mọi xỉ nhục trước mặt mọi người.Sau đó, theo lệnh các quan họ áp giải từ đình làng Cầu Chảy tới tỉnh Hưng Yên, tống Ngài vào tù ngục cùng với những kẻ trộm cướp và sát nhân. Hôm đó là ngày 1 tháng 8 năm 1838, ngày cha Giuse Đặng Đình Viên bị bắt..

Ngày hôm sau, các quan cho dẫn cha ra toà, các quan khuyên dụ cha vui lòng bước qua Thánh Giá chỉ một lần thôi thì các quan sẽ tha cho về. Ngài thẳng thắn trả lời:

– “ Tha hay không tha là quyền của các quan. Nhưng việc bước qua Thánh Giá chỉ một lần thì tôi không bao giờ bước”.

Các quan lại nói:

“Bây giờ chúng tôi yêu cầu ông dịch mấy lá thư đã viết sang tiếng Việt cho chúng tôi”.

Ngài vui vẻ trả lời:

-“ Việc ấy thì tôi sẵn sàng làm ngay”.

Sau khi nghe Ngài dịch những bước thư đó không có gì bí mật hay âm mưu gì mà cũng không thấy chỗ nào nói chống đối triều đình nên các quan lại ôn tồn khuyên Ngài:

– “Thôi bây giờ ông chối đạo để chúng tôi tha cho về”

Ngài cương quyết trả lời bằngmột giọng đanh htép:

– “Thưa các quan lớn! Tôi đã nói là không bao giờ tôi bỏ đạo. Sao các quan còn nói đi nói lại mãi thế?”

Các quan muốn tra khảo Ngài về nơi chốn hai Đức Cha đang ở nhưng nhất định Ngài không tiết lộ gì về các Đức Cha cũng như các vị Thừa Sai khác. Dù tra khảo, dù bị đánh đập, bị phơi nắng và không cho ăn cho uống thì Ngài vẫn cương quyết một lòng không khai báo thêm một điều gì. Ngài luôn tự hào là đạo trưởng và nhất định không bao giờ bước lên Thánh Giá Chúa.

Thấy không thể lay chuyển được Ngài, ngày 3 tháng 8 năm 1838, các quan đồng ý làm bản án gửi về kinh xin vua Minh Mạng châu phê. Tới ngày 12 tháng 8 vua chuẩn nhận bản án và mãi tới ngày 20 tháng 8 bản án mới gửi về cho quan tỉnh Hưng Yên. Bản án như sau:

“Đạo trưởng tên Lương cũng gọi là Đặng Đình Viên,thân dân của nước trẫm và là đạo trưởng của đâo Gia Tô là tà đạo. Đã liều lĩnh như thế mà hắn vẫn không sợ hãi mà ăn năn xuất giáo. Ngược lại, hắn đã viết htư bằng tiếng ngoại ngữ cho bốn người tây phương. Nếu vậy, hắn là thứ đạo trưởng của tà đạo. Ta đồng ý và lên án hắn phải trảm quyết”.

Khi nhận được bản án từ triều đình gửi xuống, cá quan tỉnh Hưng Yên còn dùng mọI cách khuyên dụ Ngài bỏ đạo để được tha. Có lần các quan bàn tán vớI nhau cố ý để Ngài nghe thấy. Một quan nói:

– “Ông này tài giỏi có dư. Nếu ông ấy chọn sống với chúng ta, ông ấy  có thể làm lớn như chúng ta. Tướng mạo ông trông rất sắc sảo, khôn ngoan và thông minh”.

Một vị quan lớn khác thêm lời:

– Đúng như thế. Nếu ông ta bỏ đạo, ông có thể sẽ được triều đình trọng thưởng chức tước rất lớn và nhiều tiền bạc nữa”

Ngài nghe thấy và biết rõ ý đồ của các quan, nên Ngài giữ im lặng, làm thinh.

Các quan tỉnh Hưng Yên nhận được bản án từ triều đình gửi xuống, lập tức thi hành ngay. Khi biết được triều đình đã phê chuẩn án trảm quyết cha Giuse Đặng Đình Viên, một trong hai người của gia đình đã đi tố cáo cha thì tớinức nở khóc lóc đấm ngực, xin cha tha thứ:

– “Lạy Cha, con xin thú tội là đã tham món tiền thưởng của triều đình mà đi tố cáo cha. Nay cha phải án tử hình. Con rất đau đớn, đến xin cha tha tội cho chúng con

Cha nhân từ nhỏ nhẹ nói:

– “Cha sẵn lòng tha thứ cho chúng con. Nhưng đây là tội rất nặng, chúng con phải đi xưng tộIivà làm việc đền tội”.

Hành động xin tha tội của anh này không thật lòng, vì sau này anh lại tiếp tục làm hại các linh mục và đạo Chúa.

Ngày 12 tháng 8 năm 1838 quan Giám sát và đội quân đưa Ngài ra pháp trường Ba Toà. Quân lính đi hàng hai, bắt Ngài đeo gông thật nặng chân tay mang xiềng xích rất khổ sở như một tên tội nhân đáng ghét. Những tín hữu được tin vội vã đuổi theo ra pháp trường. Mấy bà trong hội dòng Ba đuổi kịp, tới gần pháp trường các bà thấy cha phải đeo gông nặng lạI còn bị xiềng xích đau đớn, các bà òa lên khóc. Có bà mạnh miệng nói to:

– “Sao các quan tàn ác thế. Người ta sắp phải chết rồi mà còn bắt đeo gông và xiềng xích làm gì? Thật là bất nhân”

Bọn lính nghe thấy, quát lớn:

– “Căm mồm đi! Quan cho chém đầu hết bây giờ”

Mấy bà im lặng xụt xùi khóc. Họ lẩm bẩm với nhau:

– “Ngài hiền lành đạo đức, lại hay thương người như thế mà bị giết, thật là oan uổng”.

Ngài vừa từ từ bước theo đoàn quân, miệng luôn đọc kinh cầu nguyện. Có lúc Ngài khóc chảy nước mắt ăn năn đền tội. Mấy người ngoại giáo trông thấy nói với nhau:

– “Này anh em à! Ông ấy chắc sợ chết nên ông ấy khóc”

Ông Tân quay lại giải thích:

– “Không phải thế đâu. Ông ấy vui mừng vì sắp được chết cho Chúa, nên ông ấy xúc động đấy thôi”

Tới nơi xử, một vài tín hữu đã đưa sẵn cho Ngài mảnh chiếu trải ra cho cha quì cầu nguyện. Một lát sau thì quân lính tới tháo gông và xiềng xích cho Ngài. Ngài bình tĩnh đưa hai tay cho lý hình trói giặt về phía sau lưng. Ba hồi chiêng trtống rộn ràng vang lên. Cha Giuse Đặng Đình Viên ngoan ngoãn đưa cổ cho bọn lý hình thi hành phận sự. Tiếng chiêng trống thư ba vừa dứt thì lý hình vung cao gươm lên chém một nhát, đầu rơi xuống, kết thúc cuộc đời của cha ở tuổi 52. Dân chúng lương cũng như giáo xô vào đua nhau thấm máu và tranh nhau lấy tất cả những gì liên hệ tới cha. Có tên lính còn cắt một tai của cha để bán lại cho người tín hữu ngay tại chỗ.

Giáo dân xứ Tiên Chu đã xin phép các quan được lấy xác vị thánh tử đạo về an táng ngay trên nền nhà thờ đã bị vua cho lệnh đốt phá.

Sau này vua trọng thưởng cho việc bắt được cha Đặng Đình Viên là 5 trăm quan. Số tiền đem chia nhau trong đó có cả phần hai tên phản giáo,coi trọng tiền bạc mà đem nộp cả anh em ruột thịt.Riêng quan tuần phủ được thăng chức lớn.

Ngày 27 tháng 5 năm 1900 Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Lm.Alexandre de Rhodes. S.J.

Tác giả: Lm. Nguyễn Ðức Việt Châu, SSS