Xứ Ngàn Quê Tôi

print

Xứ Ngàn Quê Tôi

Phanxico Xavier Cao Dương Cảnh

Một vùng được mệnh danh là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu đến nhiều sản vật. Các bậc cha ông đã dành hết tình cảm từ sức lực đến trí óc để khai phá, gìn giữ và phát triển vùng Tây Nam bộ nói chung và Bảy ngàn nói riêng. Bên cạnh chén cơm manh áo, người Công giáo Bảy ngàn còn đắp bờ, lắp ao để xây nhà thờ. Xây dựng đời sống người Kitô hữu bằng chất văn hóa của người Tây Nam bộ.

Qua bài viết này tôi muốn giới thiệu với độc giả về hành trình hình thành và phát triển của Họ đạo Bảy ngàn, giáo phận Cần Thơ. Một họ đạo có bề dày lịch sử 60 năm, hơn nữa thế kỉ đã hiện diện tại xứ ngàn này. Cách mà người giáo dân sống đức tin, đối thoại với tôn giáo bạn, đối nhân xử thế với mọi thành phần tại xứ ngàn. Những thăng trầm thử thách của họ đạo, sự gian khó của giáo dân trong môi trường sinh sống đối diện. Cuối cùng nhìn nhận sự phát triển của họ đạo, hình thành lãnh địa của lòng thương xót tại xứ ngàn.

Khi ngồi với các vị bô lão, tôi được thuật lại quá trình khai phá để thành lập họ đạo. Quả thật là một hành trình đầy hồng ân, thử thách và niềm vui. Con cháu mai sau sẽ đời đời ghi ơn các cụ, đã dày công thiết chế một họ đạo mang chất Nam bộ. Các cụ kể:

Vào năm 1957 các cụ đến từ các vùng kinh tế mới của nhà nước, trong đó có gia đình ông Nguyễn Văn Hai (tự hai Quéo). Khi vùng đất này còn là mãnh đất hoang sơ, các cây chằng chịt quấn nhau tạo nên các ma trận khó lòng chặt phá để xây dựng. Dưới nước ngoài các loại cá thì còn rắn, rết, đĩa trâu. Nhưng với lòng can trường chịu thương chịu khó đã không cản trở được các cụ, khai phá xây dựng nhà ở và nhà thờ.

Chính cụ Hai Quéo cùng với anh chị giáo dân đã họp nhau lại, vận động bà con giáo dân đóng góp được 70 dạ lúa để xây dựng nhà thờ. Với số lượng giáo dân là 15 hộ khoảng 80 nhân khẩu. Đa số giáo dân lúc bấy giờ ở xung quanh nhà thờ.

Cuối năm 1957 đầu năm 1958 đã dựng nên ngôi nhà thờ bằng tre lá ở trước lộ kinh sáu ngàn rưỡi. Cụ Từ trong giáo kể với giọng xúc động và khuôn mặt kí ức:

  • Ông còn nhớ mãi năm đó khi mới về vùng đất này, xung quanh nhà thờ là các ao to lớn. Đối diện nhà thờ là con kênh Xà No, một hệ thống kênh lớn tại vùng. Nhưng vì lớn và to, thế nên không thể nào lặn xuống lấy đất để lắp các ao xung quanh nhà thờ. Anh em trong giáo xứ phải dùng những chiếc ghe nhỏ đi vào các kênh nhỏ để xin đất, rồi trở ra để lắp bồi đất. Khoảng cách chắc con không thể tưởng tượng đâu. Bơi xuồng ít nhất 30 cây số mới đến nơi lấy đất, lấy xong rồi bơi xuồng về nhà thờ để san lắp.

Một cụ bà lên tiếng:

  • Tôi còn nhớ mãi ông Từ ạ, chị em chúng tôi rất sợ các rắn, rết, nhất là mấy con đĩa. Nhưng vì lòng yêu mến Chúa chúng tôi xả thân chặt phá các cây, dọn dẹp sạch sẽ. Khi làm việc chung chị em chúng tôi cũng cùng nhau lần chuỗi kính Đức mẹ. Lúc đó tuy cực mà vui, vì mình được cộng tác xây dựng họ đạo.

Cụ Sáu Chích nói:

  • Anh em chúng tôi cũng thế, mỗi lần đi lấy đất, hay đem đất về anh em cũng thay phiền nhau nguyện kinh cầu nguyện, xin Chúa thêm sức mạnh. Tôi còn nhớ những con cá khô, phần cơm cộng với phần canh khoai mỡ theo suốt anh em chúng những ngày tháng. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, anh em ngồi lại với nhau, nhâm nhi lai rai vài giọt rượu đế. Kết thúc ngày sống anh em chúng tôi là giờ kinh chung. Đêm về nằm chung với nhau, nhưng lòng tôi cũng nhớ vợ con ở nhà, nhưng phải hi sinh để việc nhà Chúa nhanh chóng hoàn thành.

Cụ Từ quay sang tôi nói:

  • Con biết không ngôi nhà nguyện được dựng lên chỉ bằng cây và lá dừa để che chắn. Thánh lễ thì mỗi tháng mới có một lần, do các cha ngoài tòa giám mục vào, hay các cha gần nhà thờ chúng ta sang dâng thánh lễ. Nhưng không vì thế mà lòng đạo đức của giáo dân ông bà giảm xúc. Khi không có thánh lễ ông bà quy tụ nhau lại đọc kinh mân côi kính Đức mẹ.

Cụ cũng kể cho tôi nghe quá trình giáo dân đi lễ, cụ kể:

  • Mỗi tháng có thánh lễ, thì mỗi giáo dân từ những kênh nhỏ, chẳng hạn như Kinh tế mới, Bốn ngàn, Bảy ngàn… bơi những chiếc xuồng ra. Đi cả ngày trời mới tới, cụ nói về mẹ tôi, lúc trước mẹ của con cũng thế sáng thứ bảy bơi xuồng ra nhà thờ, thì đến tối mới đến. Khuya ngủ lại nhà ông, rồi sáng tham dự thánh lễ xong lại tất bật bơi xuồng về. Tối đến cả nhóm tập hợp nhau lại tập hát để chuẩn bị thánh lễ ngày mai. Một cộng đoàn tuy thiếu thốn về vật chất, nhưng lòng đạo đúc, tinh thần hiệp thông không bao giờ thiếu. Khi nhắc lại mà lòng ông còn quặn lại, nhớ về quá khứ, một tháng ngày hồng ân.

Lúc bấy giờ nhà thờ chưa có bàn ghế để giáo dân ngồi tham dự thánh lễ, tất cả phải ngồi dưới đất. Giáo dân mời cha Tôma Năng về dâng thánh lễ hàng tuần tại nhà máy chà lúa năm Be. Lúc này bảy ngàn có một là vựa lúa rất lớn, và nay kho lúa đó được sử dụng và biến thành chợ.

Ngày 09/01/1960, cha Nhì đã chính thức thành lập Họ đạo Bảy ngàn, khoảng 50 hộ gia đình có khoảng 300 giáo dân từ các kênh gạch xa nhà thờ quy tụ về. Hội đồng giáo xứ trong thời gian này là ông Nguyễn Văn Hai là biện việc, ông Nguyễn Văn Tư là giáp việc, và một số thành viên khác.

Họ đạo đón nhận rất nhiều sự thương xót Thiên Chúa, qua các cha phục vụ họ đạo một cách tạm thời. Cha đến dâng thánh lễ hàng tuần mỗi chúa nhật cho họ đạo, gồm có các cha: cha GioanKim Đỗ Kim Thành phục vụ từ năm 1966 đến 1972, cha Giuse Phạm Văn Chỉnh phục vụ từ 1973 đến 1977, cha Giuse Nguyễn Hữu Tài phục vụ năm 19788, cha Đaminh Đinh Ngọc Khải, cha sở họ đạo Vị Hưng, kiêm họ đạo Bảy Ngàn, phục vụ từ năm 1978 đến 1989.

Một hình ảnh không chỉ được sự yêu mến của người Kitô hữu mà ngay cả những tôn giáo bạn và những người không có niềm tin tôn giáo, tại mãnh đất bảy ngàn này, đó là Cha Chung. Ngài không chỉ là ông thầy giúp xứ từ những năm 1978, mà còn là cha sở đầu tiên của họ đạo sau khi được phong chức ngày 25/08/1989. Quả thật khi hỏi người dân tại mãnh đất này, không ai mà không biết đến ông cha Chung (cách gọi của người miền Tây Nam bộ). Tôi được nghe kể lại, do ai cũng biết và yêu mến ngài, không phải vì ngài tài giỏi mà do ngài mang trong mình sự giản dị, hòa đồng của người dân miền Tây Nam bộ.

Ngài xem các bộ phim mà giáo dân hay xem nhất, từ đó lấy chất để trở thành các bài giảng, lồng ghép vào để rao giảng nước Thiên Chúa. Bộ đồ ngài mặc hằng ngày là bộ bà ba, chân mang dép kẹp, khăn rằn theo ngài chặng đường mục vụ. Ngài cùng giáo dân đi giăng dưới bắt cá, món ngày thích nhất là rau muống luộc. Thế nên giáo dân nấu cơm thường luộc rau muống, một hôm ngài bảo ăn rau muống chắc đi tuột quần. Hôm sau trên bữa cơm không thấy có rau muốn luộc, ngài hỏi:

  • Thế hôm nay không có rau muống à

Một chị trả lời:

  • Thầy (danh xưng quen thuộc khi ngài còn là thầy xứ, nhưng khi lên linh mục, những người thân cận vẫn gọi ngài là thầy) bảo đi tuột quần, nên con không luộc nữa

Cha con trong mâm cơm cười rần lên với nhau. Ai ai cũng nhớ giây phút cha con cùng nhau sinh hoạt đánh bắt, nấu những nồi cơm, cùng nhau ăn cơm với nhau. Tôi được nghe lại, năm đó có gánh hát về. Ngài cũng thích nghe gánh hát, nhưng không thể nào đi một mình, mà không dẫn con cái trong họ đạo đi, mà dẫn đi thì rất đông. Thế là ngài để các em ngủ hết, ngài đi ra gánh hát. Nhưng thật không mai cho ngài các em giới trẻ cũng trốn ra để đi xem gánh hát, vì chính các em cũng thích xem hát.

Một trong các em nhìn xa xa, nói với đám bạn:

  • Hình như thầy Chung, tụi bây ơi?

Cả nhóm nhốn nháo lên, vì xác định được đó là thầy Chung. Cả nhóm tiến hành lại xin lỗi thầy, vì tưởng thầy đi kiếm mình. Thế là thầy trò cùng nhau xem đến khi ghánh hát nghĩ.

Đối với người ngoại đạo thì đây một ông cha hiền lành, hòa nhập mang chất nam bộ. Đến mức mỗi lần nhà người dân có bất kì đám tiệc nào, đều không thiếu mặt của ngài. Khi được hỏi về nhà thờ bảy ngàn thì ai ai đều nhắc đến ông cha Chung. Trong quá trình khai phá, khi bắt được con rắn hay con cá nào, ngài cũng cho người dân xung quanh, nhà đó nấu cơm xong mời ngài qua ăn chung. Ngài không chỉ sống chân tình với con cái trong giáo xứ, mà ngay cả tôn giáo bạn, và không có niềm tin tôn giáo.

Trong bữa cơm họ kể cho ngài nghe về cuộc sống mưu sinh của họ, gia đình, những khó khăn, thuận lợi trong đời sống. Qua mỗi lần gặp gỡ nhau như thế, ngài cũng giới thiệu Chúa cho họ, dạy giáo lí cho họ. Có lần ngài nói với họ:

  • Giáo dân của tôi cũng khó khăn, nhưng có Chúa đồng hành, chia sẻ nỗi lo trong kiếp người. Thế nên gia đình trong họ đạo luôn tươi cười dù bên cạnh đó có những khó khăn.

Không dừng lại ở đó, tôi còn được chia sẻ từ cụ tám, kế vách nhà thờ chia sẻ:

  • Bà nhớ mãi hình ảnh ông cha Chung leo trèo lên nóc nhà của nhà bà, để cùng với bà con lối xóm ở đây, lợp từng mãnh lá, cột từng cộng dây, chặt từng cây tre, đắp từ cục đất cứng, để giúp bà xây dựng nhà. Ông cha làm rất vui vẻ, cha thấy bà khó khăn cha còn cho bà vài trăm ngàn để bà chang trải.

Ông tám cũng nói:

  • Nhờ có ông cha ở đây mà có việc gì từ trong nhà đến ra ngoài đều nhờ ổng dạy bảo hướng dẫn. Chứ dốt nát như ông bà đâu có biết tính toán gì đâu mà sắp xếp. Ổng nhiệt tâm nhiệt tình lắm con, xem ổng như con cháu trong nhà.

Tôi lần đến các cụ cách nhà thờ 20 đến 30 cây số để hỏi về ngài, để xem sức ảnh hưởng của ngài đến mức nào. Quả thật tôi đã không ngờ tới, khi tôi vừa đặt câu hỏi với bà cụ năm nay đã ngoài 80 tuổi về ngài, bà rưng rưng nước mắt nói:

  • Con ơi, thầy Chung rất thân thương, ngài ở với họ đạo từ khi còn là thầy giúp xứ, và khi thụ phong linh mục ngài được Đức cha bài sai về họ đạo ta. Bà còn nhớ mãi một ông cha đậm chất nhà quê. Con biết không mỗi tháng ngài đều vào trong khu của mình, quy tụ giáo dân lại để dâng thánh lễ. Đường đi đâu như bây giờ con, ngày xưa phải đi bộ hay bơi xuồng 20 đến 30 cây số mới đến. Thế mà tháng nào ngài cũng vào tận nơi này, để dạy giáo lí, dâng thánh lễ. Có những hôm trời mưa gió, tưởng đâu ngài không vào, nhưng ngài vẫn hiện diện.

Bà nói tiếp:

  • Sau khi dạy giáo lí, dâng thánh lễ xong, cha con bày ra mâm cơm, có gì ăn nấy con ạ. Cha không ăn đồ ăn mà các bà chuẩn bị, mà dùng đồ ăn đó gắp ngược lại cho đàn con. Giống như con chim sẻ mẹ tha mồi về nuôi nấng đàn con vậy đó con.

Một chị ngồi kế bên nói:

  • Chị còn nhớ, lúc đó chị còn nhỏ mỗi lần cha vào, cha hay ôm mấy anh chị vào lòng, rồi xoa xoa đầu, phát cho mấy anh chị mấy cục keo. Đứa nào thuộc kinh và giáo lí mới được phát. Thế là mỗi lần trước khi cha vào tụi anh chị thường tụm nhau lại dò kinh cho nhau, đứa này dò cho đứa kia. Hay mỗi tối tập hợp nhau lại cùng đọc kinh với nhau, không chỉ thuộc kinh mà còn ca tụng Chúa với Đức mẹ.

Bà nói tiếp:

  • Bà nhớ ngày xưa mỗi lần xin lễ, thì không phải bỏ bao thơ như ngày nay đâu. Giáo dân xách ra con cá, hay nãy chuối là xin được một lễ rồi. Vì giáo dân ăn còn không có ăn ở đâu ra có tiền bạc mà xin lễ bằng tiền con. Những vật dâng cha một cách tượng trưng thôi, chứ đời nào cha đòi hỏi đâu. Cha cho còn không hết.

Bà nói tiếp:

  • Ngôi nhà thờ lúc trước ông bà dựng lên chỉ là liều tranh, vách lá thôi. Sau khi cha về nhận xứ, cha mới bắt đầu đi xin tiền của Giáo xứ Hà Nội (Giáo phận Xuân lộc). Chính giáo dân giáo xứ đó quy tụ đóng góp cho nhà thờ mình đó. Thế nên nhiều ông bà nói giáo xứ Hà Nội là nhà thờ mẹ của nhà thờ chúng ta.

Chú Sơn nói:

  • Lúc xây dựng chú còn nhớ, cha Chung tự tay xây từng viên gạch, xách từ xô nước, chét hồ vào từng miếng gạch, lau từ nền nhà. Cha con làm với nhau trong niềm vui xây dựng nhà Chúa. 

Ý thức được sự tảo tần của giáo dân, ngài đặt tượng Đức mẹ hằng cứu giúp để giáo dân khẩn cầu sự giúp đỡ từ Đức mẹ. Mặt tiền trên nóc ngài để Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm trung tâm của hội thánh. Hình ảnh chén thánh, cá và bánh, biểu tượng cho của ăn đàng, Mình Máu Thánh nuôi dưỡng linh hồn của giáo dân.

Sau khi nghe chia sẻ từng giáo dân trong họ đạo, và các vị ngoài tôn giáo, tôi nhận thấy được rằng quả thật chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới giúp cho ngài can trường trong những lúc khó khăn. Sống chết vì đoàn chiên, hiểu và cảm được sự khó khăn của giáo dân không trên môi miệng mà bằng cả thân xác của ngài.

Tôi nghe được kể lại, sau khi khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 12/03/1995, sau một năm hoàn tất nhà thờ Bảy ngàn, ngài được bài sai sang họ đạo Long Mỹ cách Bảy ngàn độ 60 cây số. Về đây ngài cũng tiếp tục sống đời sống mục tử, xây dựng lại cho họ đạo Long Mỹ một ngôi thánh đường khang trang. Khánh thành nhà thờ mới không bao lâu, trên con đường đi mục vụ, ngài bị tai nạn giao thông. Chúa gọi ngài về kết thúc sứ mạng tại họ đạo Long Mỹ, để lại niềm thương tiếc cho mọi người nói chung, Giáo hội, họ đạo Bảy ngàn và Long Mỹ nói riêng. Phần mộ của ngài được chôn cất tại Long Mỹ, để giáo dân đời đời khắc khi công ơn của ngài để lại cho họ đạo. Lưu truyền cho thế hệ mai sau về nhân đức của vị mục tử sống chết vì đoàn chiên.

o0o

Sau khi cha Chung về Long Mỹ, thì ngày 17/09/1997 Cha Giuse Nguyễn Văn Khảo được bài sai đến nhận sở mới để tiếp tục công việc mà cha Chung đã để lại. Cha quy tụ giáo dân lại, huấn luyện nhân sự để hình thành cơ bản các hội đoàn cần có của một họ đạo. Ngài về được 6 năm, thì được bài sai về họ đạo Cái Nhum, và cha sở họ đạo Cái Nhum Phero Trương Điệu về nhận họ đạo Bảy ngàn vào ngày 24/11/2003.

Dù mang trong mình nhiều căn bệnh trong người nhưng cha Phêro vẫn đảm nhận làm cha sở của một họ đạo và cha quản lí của Đại chủng viện Thánh quý. Các bạn cùng lứa tuổi tôi đều gọi ngài là ông ngoại. Hình ảnh ông ngoại đánh động tôi rất nhiều. Tôi nhớ mãi một cụ linh mục với chiếc áo lễ bị thâm kim, cũ rách tua áo, nhưng ngài không bỏ. Một hình ảnh về sự khiêm hạ, tiết kiệm là tôi nhớ mãi.

Mỗi tháng 5 và tháng 10 về, tháng được coi là vui nhất trong đời sống tuổi thơ của chúng tôi. Độ tháng 4 hay tháng 9 hàng năm anh chị em chúng tôi tập hợp lại nhà cô Phong, một hiền mẫu hiền lành, phúc đức. Chúng tôi được cô tập các bài hát và điệu múa để dâng hoa cho Đức Mẹ. Tôi nhớ mãi bài hát Dâng hương hoa nến của nhạc sĩ Ngọc Linh. Dù cách 10 năm nhưng điệu nhạc câu chữ đều nằm trong lòng tôi, các lời bài hát này được vang lại một cách đặc biệt hơn khi tháng hoa về. Tôi hát kính Đức mẹ mà trí tôi cũng nhớ về cái thời tuổi thơ của mình.

Chúng tôi cũng tinh nghịch lắm, mỗi lần tập múa, tới khúc quỳ lạy trước mặt nhau, thì đợi cơ hội chúng nó cho nhau một phát bơm, làm cả đám chạy tán loạn. Hay lúc tập ra mồ hôi chúng nó chét nhau. Tuy thấy có vẻ dơ, nhưng chúng tôi vui lắm, thương nhau lắm. Hôm nào đứa nào bệnh không đi tập được, là sau bữa tập chúng tôi liền đi thăm. Tôi nhớ mãi có thằng bạn tôi tên là Tài. Anh ta được mệnh danh là Tài đến trễ, mỗi lần hắn ta đến trễ là chúng tôi kéo nhau đến nhà hắn, để lôi kéo hắn đi.

Sau mỗi bữa tập, cô nói:

  • Chúng ta dành ra ít phút để đọc kinh kinh Đức mẹ để chuẩn bị tâm hồn mừng tháng hoa Đức mẹ các con nhé.

Chúng tôi nhanh chóng đứng dậy, đứa thì đi lấy ghế, đứa thì đi đốt nhan, thắp đèn, các chị thì chuẩn bị kinh sách. Kế tiếp là phần vô cùng vinh dự, đó là ai dẫn kinh. Cô hỏi:

  • Thế hôm nay ai dẫn kinh

Đứa nào cũng đưa tay lên:

  • Con, con, con

Vì đứa nào cũng cho rằng ai dẫn kinh người đó được Đức mẹ thương nhiều nhất. Thế là để cho công bằng cô nói:

  • Mỗi bạn một ngày nhé.

Thế là chúng tôi đứa nào cùng vừa lòng, không nhốn nháo nữa. Giọng đọc càng lớn thì càng chứng tỏ yêu mến Đức mẹ, chúng tôi mỗi lần đọc kinh thì cả xóm đều biết. Không đứa nào chịu đọc thuộc đứa nào, còn chia ra hai bè để xem bè nào lớn hơn bè nào nữa chứ.

Trước ngày dâng hoa chính thức, anh em chúng tôi đứa thì cầm kéo, đứa thì cầm cái gỗ lớn, đi dọc bờ kinh đến các nhà có đạo cũng như không có đạo để xin hoa. Ở kênh tôi sinh sống có ông Hai, ông trồng rất nhiều loại hoa. Trong đám đi xin, tôi là người dẻo miệng nhất, thế là chúng nó đứng núp ló ngoài đường, còn tôi chúng nó đẩy vào. Tôi nhanh chóng ngõ lời với ông:

  • Ông ơi, chúng cháu đến đây để xin ông một việc được không ạ!

Ông tươi cười nói:

  • Xin hái hoa để dâng cúng gì phải không?

Ông là người ngoại đạo mà ông còn biết chúng tôi xin hoa để làm gì, ông nói tiếp:

  • Để ông ra cắt cho, chứ để tụi con cắt, hư hết đám hoa của ông

Cả nhóm nhảy vọt lên, vì vui sướng. Hoa ông hai trồng đẹp lắm, ông không chỉ cắt hoa cho chúng tôi, mà còn chỉ chúng tôi cách bảo quản hoa cho tươi. Hoa ông cắt là những bông hoa đẹp, nở rộn, màu sắc vô cùng đẹp.

Chúng tôi lần bước đi khắp nẻo đường của kênh, có những chỗ người dân không ở nhà. Có đứa bảo:

  • Hái đại đi, khỏi xin.

Nhỏ bạn tôi nói:

  • Không được ăn cắp như vậy được.

Thế là phân chia ra hai phe, một phe chịu hái và một phe không chịu hái. Nhưng sự thật lúc nào cũng thắng. Phe không chịu hái thắng, vì chúng tôi quan niệm: Hoa dâng cho Đức Mẹ phải thanh sạch không phạm tội như vậy được. Đôi chân chúng tôi cũng lần bước hết con kênh, thu về rất nhiều hoa đủ màu sắc. Đây đúng là hoa lòng của chúng tôi, hoa lòng của cả con kênh dâng Mẹ.

Ngày tổng kết hoa thiêng liêng, đứa nào cũng viết số lượng hoa thiêng thiêng của mình vào tấm giấy. Đó là những số lần chuỗi, bác ái, cầu nguyện sớm tối, trước bữa ăn được ghi lại từ ngày tập đến kết thúc. Tới bữa tập cuối cùng đem lại cô Phong tổng kết, sẽ phát thưởng cho bạn nào có số lượng cao nhất. Vui lắm, hạnh phúc lắm, Tài nó là đứa có số lượng nhiều nhất, khi hỏi nó sao nhiều thế, nó trả lời:

  • Tài thường xuyên đi tập trễ là do ở nhà lần chuỗi chưa xong

Lúc này cả đám mới nhận biết được lí do Tài thường xuyên đi tập trễ. Rất may là không nói xấu bạn ấy, mà xem bạn đi trễ như một niềm vui của chúng tôi.

Trước ngày dâng hoa, bạn Thảo tâm sự:

  • Ê, tôi lo sợ quên bài múa quá

Vi quay sang nhanh lên:

  • Chị sợ quên lời bài hát.

Đó là nỗi lo của cả nhóm sợ làm sai, nhiều khi cả đêm không ngủ được, nhất là trước ngày dâng hoa. Ngủ không được vì vui, và cũng vì lo sợ. Hạnh phúc nhất là giây phút được dâng hoa. Trang phục của nam là quần tây đen áo trắng, nữ thì áo dài trắng đầu cài hoa. Đứa thì múa cầm nhan, đứa thì cầm hoa, đứa thì cầm nến. Lúc tập rất tinh nghịch, nhưng khi dâng hoa rất tranh nghiêm. Động tác, bài hát rất đơn sơ, nhưng đầy tâm tình.

Tôi nhớ mỗi lần dâng hoa xong, có một ông tiến lại cô Phong gửi cho cô ít tiền, cho bọn tôi mua ít bánh kẹo. Còn ông ngoại gọi chúng tôi:

  • Chúng con vào nhà xứ đi, đợi ông ngoại tí

Thế là ông ngoại bước nhẹ nhàng khoan thay vào phòng, còn chúng tôi ngoài này bàn tán với nhau xem ông ngoại cho mình cái gì. Đứa thì bảo

  • Chắc kẹo

Đứa khác bảo:

  • Chắc chuỗi Mân côi

Các anh chị thì bảo:

  • Chắc tập viết

Kết quả là sai hết, đó là một thùng mì gói của ân nhân mới gửi tặng hôm qua. Nhưng đó là món quà chúng tôi thích nhất. Ông ngoại ôm ra cả nhóm vỗ tay rần rần. Gương mặt chúng tôi sáng rực lên. Môi cười của ông ngoại rạng ngời phúc đức. Ông ngoại đứng trước chúng tôi nói:

  • Nhà xứ nghèo không có gì tặng cho chúng con, chỉ có mấy gói mì, ông ngoại và chúng con cùng ăn nhé

Chúng tôi đồng thanh:

  • Dạ

Thế là chúng tôi được một tô mì tôm, ăn với ông ngoại mà vui ơi là vui. Ông ngoại hỏi thăm từ chúng tôi về gia đình, học tập, ông nói:

  • Các con phải cố gắng học tập hết mình, để giúp chính mình, gia đình, xã hội và giáo hội.

Chúng tôi đáp lời ông ngoại:

  • Dạ

o0o

Một kí ức làm tôi không thể nào quên, và đây là một hồng ân giúp tôi giữ vững đức tin. Trong khu tôi có truyền thống rước Đức mẹ về nhà hàng tuần, để cả khu xóm quy tụ nhau lại đọc kinh dâng Mẹ và để tượng Đức mẹ ở nhà rước Mẹ một tuần. Tôi được đặt cách ôm tượng Đức mẹ. Tôi còn nhớ tôi với cô Phong tuần nào cũng thế, cứ chiều 17h30 là hai cô cháu chèo lên chiếc xe đạp. Trên chiếc xe đạp cô chở tôi, còn tôi ôm chặt tượng Đức mẹ hoa hồng. Tiếng kêu của chiếc dây sên lọc cọc, bánh xe nhẹ nhàng đưa hai cô cháu tôi đến nhà giáo dân. Có những hôm xe bị hư thế là hai cô cháu đi bộ, vừa đi cô vừa dạy tôi điều hay lẽ phải, đặc biệt là việc chia sẻ đời sống đức tin. Cô nói:

  • Con hãy tin tưởng phó thác tuyệt đối cho Chúa và Đức mẹ, rồi con sẽ thấy đời con là một mầu nhiệm.

Lúc này tôi hiểu mập mờ về điều cô dạy tôi, nhưng giờ tôi đã thật thấm câu này. Quả thật hãy tin tưởng tuyệt đối Chúa và Đức mẹ sẽ thực hiện những điều mà bạn không ngờ đến.

Trong nhóm cầu nguyện trong khu tôi không chỉ có cô Phong và tôi, mà còn cả có dì sáu Trường, bà Hai Khái và bà Phán cũng là bà nội đỡ đầu cho tôi, chị Dung, cô Điệp, cô ba…. Dì sáu Trường là người hay đọc đoạn tin mừng, chị Dung thì đọc suy niệm, cô Phong thì là người dẫn kinh. Còn tôi lâu lâu được đọc một lần, mỗi lần đọc thấy hạnh phúc lắm, vì được công bố lời của Chúa. Có những hôm cả hội đoàn cùng nhau đi chung, cả trời mưa cũng không bỏ. Người có áo mưa, người thì có dù, tôi là người được ưu tiên che nhất, vì là người ôm tượng Đức mẹ.

Một hình ảnh đẹp lắm, khi đến nhà nào thì cả thành viên trong nhà đều ra hôn chân Đức mẹ. Rồi gia đình đặt tượng Đức mẹ lên bàn thờ, mỗi gia đình đã chuẩn bị đàn thờ trước nơi kiêng cố nhất, trang hoàng hoa nến rất đẹp. Đọc kinh xong cả nhóm ngồi lại với nhau dùng bữa do tư gia chiêu đãi, có những nơi là bánh nước, hay lâu lâu có cả nồi cháo vịt. Vừa ăn vừa chia sẻ với nhau về những điều trong đời sống đức tin.

Ông ngoại rất ủng hộ việc đọc kinh trong khu tôi, lâu lâu ông ngoại cũng vào tham gia dù cách 30 cây số. Ông ngoại nói:

  • Nếu cha ở gần chúng con, cha hứa sẽ hàng ngày tham gia với chúng con. Nhưng điều kiện không cho phép, cha hiện diện giờ phút này với chúng con để nói lên tinh thần hiệp thông một cách cụ thể với chúng con. Xin Chúa và Đức mẹ gìn giữ chúng con và khu chúng con.

Ông trưởng khu đáp lời:

  • Con xin đại diện khu cảm ơn Cha đã đến với chúng con. Tất cả chúng con đây hứa sẽ sống thánh thiện, siêng năng lần chuỗi kính Đức mẹ, sống hiệp thông với nhau.

Các khu khác thấy mô hình hoạt động của khu tôi hay, thế nên cũng thực hiện theo. Nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, được dì Tám chia sẻ:

  • Các gia đình trong khu cũng muốn thực hiện, nhưng do các gia đình sống xa nhau, không sống tập trung như khu của con. Mỗi nhà cách khoảng 5 đến 7 cây số, mỗi lần tập hợp nhau lại rất khó khăn. Thế nên được thay thế bằng các giờ kinh trong gia đình và chỉ tập hợp nhau lại khi gia đình trong khu có tang chế, hay một lễ quan trọng nào đó.

Khó khăn thứ hai, được dì hai Phượng chia sẻ:

  • Xung quanh nhà thờ chỉ có bảy gia đình Công giáo, còn bao nhiêu là cách nhà thờ từ 10 đến 15 cây số. Với một phần mỗi chiều trước lễ và buổi tối có quy tụ về nhà thờ để đọc kinh. Thế nên việc đọc kinh ở từng nhà được thay thế bằng việc đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ, xem nhà thờ là chính ngôi nhà của mình.

Giáo dân họ đạo tôi vậy đó, luôn linh hoạt thoải mái trong đời sống đạo, không gập khuôn giáo điều. Chính tính cách miền Tây làm nên cách sống đạo với lòng yêu mến thật lòng.

o0o

Với tuổi xế chiều, nhưng ông ngoại không lúc nào ngơi tinh thần phục vụ cộng đoàn dân Chúa tại họ đạo tôi. Hàng tháng ông ngoại đều vào các khu trao Mình Thánh Chúa, dâng Thánh lễ cầu nguyện cho khu. Ông ngoại biết từ các thành viên trong gia đình, hoàn cảnh của mỗi người gia đình trong họ đạo mình. Nhưng không bao lâu ông ngoại qua đời, vì cơn bệnh hen suyển.

Một mình trong căn phòng bốn tường vây kín, khi lên cơn suyển ông ngoại biết mình không qua khỏi. Ông ngoại cầm lấy máy gọi cho ông Từ, ông Từ vừa vào ông ngoại đã hấp hối, ông ngoại không qua khỏi.

Độ 6 giờ sáng đang nằm trong phòng, tôi nghe mẹ nói:

  • Cảnh ơi! Ông ngoại mất rồi con ơi

Lúc này tôi bàng hoàng, vì mới hôm qua ông ngoại còn nói với tôi:

  • Lớn lên muốn đi tu làm linh mục giống ông ngoại không?

Tôi chưa kịp trả lời, giờ ông ngoại đã bỏ tôi đi. Tôi nhanh chóng chạy ra nhà thờ đoạn đường cách 30 cây, đôi bàn chân đạp xe không nổi. Vừa đạp xe tôi vừa nhớ lại những kí ức của tôi với ông ngoại. Ông ngoại là người đã rửa tội cho tôi, tâm sự với tôi nhiều điều, dạy tôi điều hay lẽ phải. Hình ảnh một linh mục với bộ áo lễ thâm kim hiện rõ tường trong trí của tôi.

Khuya hôm đó tôi cùng với mấy cô trong giáo xứ, dọn dẹp phòng làm việc của ông ngoại. Cô phượng cầm trên tay vài tấm hình được ông ngoại bọc lại rất kỹ, cô nói:

  • Hình gì đây mà ông ngoại bọc kỹ thế.

Khi mở ra đó là hình của chúng tôi khi dâng hoa, được ông ngoại chụp lại. Các động tác di chuyển trong dâng hoa, các bạn ngồi ăn mì, hay ôm choàng ông ngoại đều được lưu lại. Gương mặt thánh thiện ngày nào giờ chỉ còn trên ảnh, và được khắc ghi vào tâm trí của tôi.

Tất cả giáo dân từ đứa bé đến người già không ai mà không rơi nước mắt khi ông ngoại từ trần. Họ đạo Cái nhum cũng qua tiếp sức với họ đạo của tôi, vì nhân sự bên họ đạo cũng thiếu nhân sự. Tất cả dù cùng nhau lo tang lễ cho ông ngoại. Lúc sinh thời ông ngoại đã có ước vọng khi qua đời sẽ được chôn cất tại họ đạo. Thế nên ông ngoại đã đạo nguyệt sẵn dưới đài Đức mẹ. Ước vọng này đã nói lên tất cả sự gắn bó với họ đạo. Lúc ông ngoại còn sống, ông ngoại nói:

  • Khi tôi có qua đời, ông bà anh chị em hãy chôn cất tôi dưới chân đài Đức mẹ.

Ông ngoại rất có lòng yêu mến Đức mẹ cách đặc biệt, khi thời gian rảnh ông ngoài thường lần chuỗi kính Đức mẹ. Xung quanh nhà thờ ông ngoại cũng đặt tượng Đức mẹ rất nhiều, tổng cộng năm đài Đức mẹ, đi đâu cũng thấy đài Đức Mẹ. Bởi thế tên thánh của ngài đầy đủ là Phêrô Maria Trương Điệu.

Nhưng có lẽ tất cả điều thực hiện theo nguyện vọng của ông ngoại, chỉ có một điều không thực hiện được đó là việc chôn cất thi thể ông ngoại tại giáo xứ. Đức giám mục không cho phép điều đó, ban hành giáo nói với toàn thể giáo dân:

  • Việc Đức cha quyết định chôn cất ngài tại đất thánh dành cho linh mục, chúng tôi ban hành giáo và chúng ta đều không thể cãi lại được. Chúng tôi thiết nghĩ Cha sở là con người của giáo hội, là linh mục của Chúa và hội thánh, ngài cũng đã hứa giữ 3 lời: khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục. Thế nên nếu ngài còn sống ngài sẽ vâng phục theo ý của Đức cha.

Cả cộng đoàn không ai có ý kiến về quyết định trên, nhưng trong lòng cũng buồn và cảm thấy có lỗi với ông ngoại, vì không hoàn thành ước nguyện của ông ngoại. Nhưng vì hai tiếng vâng lời mà ai cũng phải chấp nhận. Giáo dân miền tây chúng tôi như thế đó, luôn lắng nghe theo sự hướng dẫn của vị chủ chăn, dù điều đó là trái ý. Để bù lại khoảng trống vắng đó, cả họ đạo lập bia tưởng niệm ngay vị trí ông ngoại đã trăng trối trước đó, để giáo dân có thể ghi nhớ những kí ức ông ngoại đã để lại.

Hậu sự cũng xong, họ đạo bắt đầu vắng chủ chăn, mọi việc giờ phải trông cậy vào ban hành giáo. Tuy thiếu vắng linh mục tại họ đạo nhưng họ đạo không bao giờ ngưng tiếng kinh cầu cho họ đạo. Ông Từ cứ 17h00 chiều là ông đổ chuông nhà thờ, để gọi mời tất cả mọi người xung quanh nhà thờ quy tụ lại đọc kinh mân côi, Lời Chúa để gìn giữ họ đạo trong ân sung. Ông chia sẻ:

  • Cứ mỗi buối chiều ông lần bước vào nhà thờ là nhớ ông ngoại, hình ảnh vị linh mục già đứng ngay cổng nhà thờ chờ giáo dân đến, giờ không còn nữa.

o0o

Nhưng Đức cha không bỏ rơi họ đạo Bảy ngàn vì sự vâng phục của cả họ đạo. Vào ngày 12/02/2010 Đức cha gửi về cha Phanxico Huỳnh Văn Sơn về hàng tuần để dâng Thánh lễ và giải tội cho họ đạo. Cha Sơn rất nhiệt tình với họ đạo, cha có một đặc ân là cha lúc nào cũng ngồi ở tòa giải tội chờ đợi con cái của giáo lại đề ban ơn tha thứ. Ông chủ tịch hỏi cha:

  • Cha ngồi suốt vậy cha không mệt hay sao?

Cha đáp lại:

  • Linh mục là vậy phải làm việc hết sức mình vì lòng yếu mến Chúa, Giáo hội và các linh hồn. Lắng nghe được tiếng lòng của thân phận con người, giúp họ sống đúng ý Chúa hơn.

Cha Sơn cũng đã già, nhưng ngài rất khỏe, chỉ có điều ngài mau quên, lắm khi ngài giảng không lối ra, dâng lễ nữa chừng không biết tới đâu, hay ngồi giải tội đến mức quên dâng Thánh lễ. Ông Từ phải vào ngay tòa giải tội nói:

  • Cha ơi, hết người xưng tội rồi

Thế là cha mới đứng lên mặc áo lễ vào dâng thánh lễ. Nhìn cha ai ai cũng thương hết mức, đã già cả mà phải chạy 70, 80 cây số vào họ đạo dâng lễ hàng tuần. Không chỉ dâng lễ hàng tuần không thôi, ngài còn tổ chức lễ cho các em nhận Mình thánh Chúa, thực hiện rửa tội, làm phép cưới cho các đôi hôn nhân, như một cha sở chính thức.

Cả họ đạo gọi ngài bằng ông ngoại, một phần nhớ hình ảnh Cha Phêrô, một phần nhìn ngài có chất giống như với ông ngoại. Các em nhỏ cứ ôm lấy ngài rồi gọi ông ngoại, ông ngoại.

Hình ảnh một cụ linh mục đã già, tóc đã bạc, chân tay cũng yếu đi, mắt cũng mờ mờ. Nhưng cha Sơn sẵn sàng cầm lấy chổi quyét sạch cát, lau sạch từng viên gạch, nhổ sạch từ cây cỏ con, để khang trang sạch sẽ đón cha mới. Ngài ở với họ đạo gần 2 năm, khi được Đức Cha bài sai cha sở mới về. Ngày cha sở mới về ngài cũng có mặt, nhưng không với tư cách là cha khách mà là người nhà của họ đạo.

o0o

Quả thật bàn tay Chúa luôn che chở kẻ nào tin tưởng hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa. Năm đó cha Giuse Nguyễn Đình Hùng có quyền chọn lựa một sẽ về họ đạo Vị thủy hoặc về họ đạo Bảy ngàn. Sau khi phân định cầu nguyện cha Giuse quyết định về họ đạo tôi, ngài chia sẻ:

  • Nhìn ngôi nhà thờ đã xuống cấp, thiếu vắng chủ chăn đã lâu, lòng đạo đức rất bình dân, giáo dân hiền lành cha rất thương, thế nên vâng lời Đức cha về nhận sở họ đạo.

Ngày 25/10/2010 đón ngài về họ đạo, họ đạo không có kèn tây thổi rình rang, mà chỉ có đội trống của nhà trường lóc cóc đánh cho vui. Giáo dân xếp hàng thành hai bên đón ngài, ngài đi bắt tay từng người trong giáo xứ. Ai nấy đều nở nụ cười tươi tắn đón ngài. Một hình ảnh linh mục trẻ lần bước tiến vào nhà thờ, với dáng vẻ khoan thay, luôn nở nụ cười, hai tay chào giáo dân không ngớt, bắt tay cả hai tay với giáo dân, cúi đầu với các bậc bô lão.

Tôi lần bước đến các bà để lắng nghe chia sẻ của các bà về vị linh mục này, Cô Ca:

  • Bà Trinh ơi! Tôi hạnh phúc bà à, sau hai năm mòn mỏi hôm nay chúng ta đã có cha sở mới, trẻ nữa chứ.

Bà Hùng nói:

  • Hai năm mà mỏi mòn gì, có những họ đạo thiếu 4 đến 5 năm mới có, chẳng hạn như họ đạo Vị Thủy tới giờ vẫn chưa có.

Bà Lan nói:

  • Tôi nghe nói Cha sở mới của mình chọn về họ đạo của mình chứ không chọn về Vị Thủy. Chắc thấy giáo dân mình thánh thiện, nghe lời các vị chủ chăn, cha lấy lòng thương mến.

Cô Ca nói:

  • Đúng rồi họ đạo chúng ta có truyền thống luôn vâng phục các quyết định của Đức cha và các cha. Đứa con ngoan là đứa con luôn nghe lời. Tôi nghe nói có một số họ đạo khác việc chuyển các cha đi từ nơi này sang nơi khác, họ kéo nhau lên Đức cha để nài nỉ hoặc biểu tình luôn.

Bà Hiền nói:

  • Linh mục là của Chúa và là của chung giáo hội, chứ không phải của riêng ai hay của một họ đạo nào. Thế nên theo tôi nếu Đức cha đã bổ nhiệm thì đã có lí do rất chính đáng vì lợi ích của chúng ta.

Bà Hồng vừa nói vừa cười, với giọng như chọc mấy bà bạn:

  • Chứ không phải Đức cha cho các bà cha sở mới, các bà binh Đức cha và các cha à

Cô ca nói liền:

  • Ê, lúc trước việc Đức cha quyết định chôn cất ông ngoại Điệu ở đất thánh của giáo phận cả họ đạo có ai nói gì không?

Thế là cả nhóm cười ồn lên với câu trả lời của cô Ca. Giáo dân họ đạo tôi vậy đó, lúc nào cũng vâng lời các cha, tin tưởng một cách tuyệt đối.

Tôi đến với các ông, ông Kha nói:

  • Cha sở mới của mình bị tai nạn giao thông, hình như chưa lành vì thấy cha mỗi lần đứng lên hay ngồi xuống đều phải dùng để gậy.

Ông Từ đáp lại:

  • Nhìn thấy ngài đi lại trong đau đớn, tôi đau thốn lòng. Đáng lý ra ngài đợi lành chân mới về nhận họ đạo. Nhưng lòng mục tử của ngài, nổi khao khát chủ chăn của họ đạo đã thôi thúc ngài nhận sở ngay.

Ông Vũ nói:

  • Tay chân như thế, cha có làm được gì không?

Ông Kha nói:

  • Việc Chúa làm ông ngờ được đâu, mà có đỡ hơn không, mấy họ đạo khác tới giờ vẫn chưa có. Có mà còn đòi hỏi.

Ông Vũ cười khè khè bù trừ, các ông cùng nhau nhìn về phía nhà thờ, với cặp mắt xa xăm, mong chờ một điều kì diệu Chúa sẽ thực hiện nơi họ đạo vùng quê này. Tiếng chuông vang lên, dường như đánh thức các ông. Các cụ bắt đầu lom khom đứng lên, các bà đứng chỉnh sửa lại bộ áo dài của mình, các trẻ nhỏ vỗ tay cho sạch cát đi rửa tay để vào tham dự thánh lễ.

Ban hành giáo sắp xếp chỗ ngồi cho giáo dân tham dự thánh lễ, tiếng kinh vang lên như hôm nào, không khí linh thánh hiện rõ trong cộng đoàn. Tiếng kinh đông đảo giáo dân đã khép lại từ lâu, giờ được vang lên, ánh mắt khát vọng của giáo dân sáng lên, tâm hồn vui sướng cất tiếng, chim sẻ bay trên trần nhà thờ hót rinh rang….

Tiếng chuông của các chú giúp lễ vang lên, ca cộng đoàn quay về phía đoàn đồng tế để đón cha sở mới và các cha khách hiệp dâng thánh lễ. Thánh lễ nhậm sở diễn ra có sự tham gia của các cha quản hạt, cha sở họ đạo Trà lồng nơi ngài đã làm cha phó, cha Khảo là cha sở cũ của họ đạo cũng có mặt. Số lượng cha khách lên đến 15 cha, số lượng giáo dân tham dự chỉ 300 người.

Nghi thức nhận sở trong thánh lễ được diễn ra, Cha Antôn Vũ Văn Triết công bố văn thư bổ nhiệm. Thực hiện các nghi thức của cha sở mới, tuyên hệ đức tin cũng như lập lại lời hứa khi chịu chức linh mục, cha Triết trao chìa khóa nhà thờ, dẫn cha sở ra lầu chuông để đánh dấu sự hiện diện của ngài trong họ đạo, và chính ngài là nơi quy tụ giáo dân đến cử hành phụng vụ hay để loan báo cho họ những biến cố chính xảy ra trong họ đạo. Dẫn ngài đến tòa giải tội để nói lên ngài là cầu nối giữa Thiên Chúa và giáo dân ngài chăn dắt, tới ghế chủ sự nói lên các nhiệm vụ thánh của ngài là giáo huấn, cai quản và thánh hoá các giáo dân. Cuối cùng là việc mở cửa nhà tạm nói lên sự hiện diện của Chúa Kito qua linh mục, linh mục phải chết đi hiến tế hàng ngày để làm nên của ăn cho giáo dân. Cha sở cũng tuyên hệ đặt tay trên sách thánh về sự trung thành với giáo hội.

Sau thánh lễ tiệc mừng diễn ra, các bà trong họ đạo, tụ họp lại xung quanh cha, bà Tư nói:

  • Cha ơi chúng con vui mừng lắm, giờ đây chúng con có cha rồi.

Cha sở tươi cười nói:

  • Các bà nhớ cầu nguyện cho con với nhé.

Bà Năm chụp lấy bàn tay cha hôn khôn xiết, vừa hôn xong bà nói:

  • Chính đôi bàn tay này sẽ nuôi nấng, ban phép lành cho chúng con.

Cha cảm ơn các bà, tiến lại bàn các ông. Ông nào cũng đứng dậy đón cha, cha bảo:

  • Các ông cứ ngồi xuống

Cha kéo một cái ghế nhỏ lại, ngồi sát các ông, nói chuyện vui đùa. Tôi nhận thấy không khoảng cách nào giữ cha và các ông. Cha đứng lên lấy thức ăn cho các ông, ông nào ông nấy lấy hai tay nhận lấy, nụ cười vui mừng khôn tả niềm hạnh phúc.

Ngài tiến lại các bàn của cha khách, ngài gặp Cha Khảo, cha Khảo nói:

  • Cha Hùng ơi! Giáo dân ở đây dễ thương vô cùng, luôn biết lắng nghe lời của chủ chăn. Việc cha nhận sở nơi đây thì trời đất vẹn toàn, giáo dân ở đây rất cần những vị mục tử như cha.

Cha Hùng đáp lại:

  • Dạ con cảm ơn cha, con sẽ cố gắng hết mình.

Các cha cũng cầu chúc cha sở nhiều ơn Chúa, mục vụ phát triển nơi họ đạo vùng quê. 

Sau ngày ngài nhận nhiệm sở, ngài bắt đầu vào việc thiết chế lại toàn bộ họ đạo. Từ cơ sở vật chất đến đời sống tôn giáo của giáo dân.

o0o

Mùa vọng năm đó, ngài nói trong nhà thờ:

  • Quý ông bà anh chị thân mến! Đại lễ giáng sinh là một trong lễ lớn nhất của đạo chúng ta. Ngày này những anh chị em tôn giáo bạn đến chúng ta rất nhiều, thế nên đây là một phương thế truyền giáo rất hiệu quả. Bên cạnh đó theo tôi biết họ đạo chúng ta chưa bao giờ có chương trình canh thức giáng sinh bằng chương trình diễn nguyện. Tôi cảm thấy thương vô cùng quý ông bà anh chị em, đặc biệt là các em thiếu nhi. Chắc có lẽ do lúc trước Cha Điệu tuổi cao, với nguồn kinh phí rất cao cho một chương trình diễn nguyện, thế nên ngài có muốn thực hiện cũng khó cho ngài.

Lúc này tâm trí tôi không mường tượng được thế nào nào là diễn nguyện, vì từ lúc giờ tôi theo chân mẹ đi tham dự giáng sinh chỉ thấy những hang đá, và đèn chóp thôi, rồi vào tham dự thánh lễ. Tôi cũng nhớ mãi mỗi lần tham dự thánh lễ giáng sinh tôi thường ngủ trên tay mẹ, vì rất khuya.

Cha sở nói tiếp:

  • Tôi có nhờ cô Dung ngoài Cần thơ về, cô Dung là biên đạo múa, tôi được biết cô khi tôi còn làm cha phó ở họ đạo Trà Lồng. Mà để làm nên chương trình diễn nguyện thì không thể nào chỉ có tôi và cô Dung làm nên chương trình. Mà rất cần sự cộng tác của quý ông bà anh chị em, đặc biệt là các em thiếu nhi.

Trong khu tôi, cha sở có nhờ cô Phong tập hợp lại các em thiếu nhi trong khu lại, trong đó có tôi cùng với mấy bạn cùng lứa, vui thay là có nhóm dâng hoa thời cha Điệu. Chúng tôi mừng khôn tả vì được biên đạo múa dạy, tuy lúc đó không biết biên đạo múa là ai, là gì? Con bé Thảo nói:

  • Tao sẽ làm Đức mẹ

Thằng Kiệt nói:

  • Tao làm ông thánh Giuse

Chị Vy nói:

  • Ủa vậy ai là Chúa Giêsu

Cả nhóm cười nhốn nháo lên, vì không biết phân ai làm Chúa Giesu. Lúc đó Cô phong bước ra thông báo:

  • Ngày mai cô cháu chúng ta sẽ đạp xe ra nhà thờ để tập múa.

Tôi và chúng nó nhảy nhỏm lên, hai tay vỗ mạnh, miệng nói:

  • Dạ dạ dạ

Hạnh phúc vô cùng, tối hôm đó tôi về nhà nói với mẹ:

  • Mẹ ơi, ngày mai con được đi tập múa đó mẹ

Mẹ tôi mĩm cười:

  • Nhớ đi tập cho nghiêm túc nhé, không chạy giỡn gây ảnh hưởng người khác.

Sáng hôm đó chúng tôi tập hợp lại nhà Cô Phong, đứa nào đứa nấy ta nói lấy đồ theo mặc như đi du lịch mấy ngày, riêng tôi rất nhẹ chỉ có một bộ đồ đem theo, vì tôi không có đồ mặc nhiều như chúng nó. Nhờ vậy tôi đạp xe rất nhẹ, còn chúng nó, than ôi đạp toát mồ hôi. Nó quay sang tôi,  Kiệt nó nói:

  • Coi thằng Cảnh nó khỏe kìa, biết vậy đừng đem đồ nhiều được rồi.

Tôi cười ha hả, đạp thật mạnh để vượt mặt đó, còn buông cả tay lái nữa chứ, tuổi thơ thật tinh nghịch. Nhưng không vì thế mà bỏ bạn nha, tôi kêu nó:

  • Ê Kiệt đưa sang đồ đây tao chở tiếp cho.

Nó vui tươi hết sức vì đã nhẹ đi phần nào. Thế là anh chị em tôi đạp xe ròng rã ra nhà thờ, đứa nào đứa nấy mệt lã người nhưng cảm thấy hạnh phúc và vui. Vừa ra nhà thờ lúc này tôi mới biết hằng ngày vẫn có thánh lễ, chứ lúc giờ tôi cứ nghĩ chủ nhật mới có thánh lễ. Chắc có lẽ là do tôi chỉ tham dự thánh lễ ngày chủ nhật nên mới có suy nghĩ như vậy. Khi bước vào sinh hoạt tôi bỡ ngỡ nhiều việc lắm, chính sự bỡ ngỡ nó khắc ghi vào tâm trí tôi rất nhiều.

Chúng tôi vào tham dự thánh lễ do cha sở cử hành, cha dạy dỗ tôi nhiều điều, và đây là thánh lễ tôi nhớ mãi, khi bài giảng liên quan đến với chúng tôi. Lúc trước chúng tôi đi chung với lễ người lớn, các cha sở cũ không còn thời gian đề cập đến chúng tôi. Sau thánh lễ chúng tôi được cha cho ăn cơm, hạnh phúc vô cùng, lần đầu tiên được ăn cơm chung với các bạn cùng lứa tuổi mình, các cô trong ca đoàn phục vụ vô cùng nhiệt tình. Thằng Kiệt ghé ngang nói nhỏ với tôi:

  • Ê, hôm nay ăn cơm với thịt.

Nó vừa nói vừa cười khì khà. Tôi cũng vậy, rất thích ăn thịt, vì gia đình chúng tôi làm gì có điều kiện cho chúng tôi ăn thịt. Thật thế trong quê chúng tôi cứ ăn cá suốt, ăn đến ngán không muốn ăn. Giờ tính ra chúng tôi giàu mới đúng vì cá đồng giờ còn mắc hơn thịt heo. Nhưng lúc giờ được ăn thịt là vô cùng mừng.

Bữa cơm chúng tôi ăn no cành hông, đứng lên không muốn nổi. Mà bắt đi tập múa, đứa nào đứa nấy lê lếch đi. Cha sở tập hợp chúng tôi vào trong một căn phòng, nói vậy cho sang chứ, chính là vị trí chỗ chúng tôi ăn cơm dọn lại lau chùi, vì nhà xứ không có cơ sở nhiều để sinh hoạt. Cha sở nói:

  • Các con thân mến! Đây là bữa tập canh thức diễn nguyện giáng sinh đầu tiên, cha rất vui mừng khi chúng con tập hợp nơi đây, các con ai ai cũng dễ thương hết. Cha cũng giới thiệu đây là Cô Dung là cô dạy chúng con suốt trong mùa giáng sinh này. Chúng con tặng cô tràng pháo tay đi các con.

Nguyên nhóm múa vỗ tay thay cho các tràng pháo, cô Dung nói:

  • Xin cảm ơn cha Hùng đã cho chị có cơ hội làm việc với cha, anh chị em trong họ đạo, đặc biệt là các em thiếu nhi của họ đạo bày ngàn.

Sau đó cô nhìn sang chúng tôi:

  • Cô chào các con

Chúng tôi im lặng cười, thật vậy lúc này các kỹ năng ứng xử chúng tôi chưa biết vả lại còn rất nhát, cũng không dám đáp lại như thế nào. Đây cũng chính là điều mà cô Dung thương chúng tôi nhiều hơn là trách. Bởi cái ăn cái mặc còn thiếu trước hụt sau, cha mẹ có thời gian đâu mà dạy dỗ chúng tôi đối nhân xử thế. Vả lại người dân miền tây chúng tôi là như thế đó tuy rất cởi mở nhưng rất nhút nhát trong giáo tiếp. chỉ cười trừ thôi, vui cũng cười, mà buồn cũng cười…Thấy chúng tôi không đáp lại gì, cô rất hiểu, cô hỏi:

  • Còn nhát phải không?

Cả nhóm cười rần lên, vì biết cô biết tâm lí của mình, cô nói:

  • Cô sẽ dạy chúng con múa nha, múa dễ lắm không khó đâu. Trong các con ở đây ai đã từng múa.

Thế là nguyên nhóm chỉ về chúng tôi là những đứa đã từng múa dâng hoa, cô quay sang chúng tôi và nói:

  • Các bạn các con vừa chỉ cô đã biết.

Quả thật nhà ba mẹ ruột cô Dung ở gần nhà tôi, lúc nhỏ tôi đã được cô yêu thương chăm sóc, và tôi hay gọi cô Dung bằng mẹ sáu, vì gọi theo đứa cháu của cô Dung. Cô Dung biết rất rõ về tôi, gia đình tôi. Tôi cũng yêu cô lắm và chính cô đã dạy tôi biết hai từ nghệ thuật cụ thể nhất.

Cô nói tiếp:

  • Giờ cô sẽ phân chia ra đội nhóm và chọn các nhân vật trong giáng sinh nhé.

Cô dùng ra vài động tác bắt chúng tôi làm theo, để chọn ra ai có năng khiếu múa và diễn xuất. Thật không mai động tác cô ra tôi làm theo rất đúng có nhịp điệu con liền chọn tôi vào vai adam, chị Vy vào vai eva. Lúc này tôi giả vờ la lên chen mặt lại, có vẻ như không chịu và muốn mình đóng vai quần chúng thôi. Nhưng trong lòng rất vui và hãnh diện.

Thế là cô phân chia và tập cho chúng tôi suốt mùa vọng. Một tuần chỉ tập được một tối thứ 7 và một buổi chiều chủ nhật. Vì ngày thường chúng tôi không thể tập hợp lại được vì phải đi học với một phần xa nhà thơ. Mỗi đứa tôi cách nhà thờ ít nhất 10 cây số, xa nhất là 40 cây số. Sau chiều chủ nhật chúng tôi tạp xong là phải đạp xe đạp về nhanh chóng, kẻo không trờ sập tối không thấy đường về.

Chúng tôi tập ròng rả 3 tháng trời, để chuẩn bị cho buổi diễn nguyện. Tôi cũng thầm cảm ơn các cô bếp đã phục vụ chúng tôi từng chén cơm, nước uống, giăng mùng cho chúng tôi ngủ qua đêm tại nhà xứ. Giống như người mẹ thứ hai chúng tôi, chị Dung là người chăm lo tất bật với các cô Lùn, thím Vũ, cô Ngọc Anh, chị Châu.

Hôm đó tôi đi sớm, thấy chị Dung đi mua đồ ăn về nấu cho chúng tôi cầm hết cả tay. Thế là tôi chạy lại nói:

  • Chị ơi để cầm tiếp cho

Chị đưa tôi cầm hộ, hai chị em đi thẳng vào nhà bếp. Tại đây đã có thím Vũ đang vo gạo nấu cơm. Chị Châu thì dùng sức chùi đi các mảng bám của lọ nồi, cô Lùn thì ngồi cắt bắp cải, cô Ngọc Anh thì lau các chén. Tôi thì không làm được gì chỉ lau chén được, tôi nói:

  • Cô Ngọc Anh để con lau chén cho, cô làm việc khác đi.

Cô Ngọc Anh tươi cười bỏ xuống cho tôi, cô sang lấy thịt heo đi rửa và xắt thịt ra để kho. Các cô làm việc trong sự phục vụ, nơi đây tôi học được cách phục vụ của Matta. Chị Dung sau khi đi chợ xong chị tất bật sang gặp cô Dung để bàn về việc chuẩn bị đồ diễn nguyện. Mọi thức ăn cũng được nấu chín, là khi tiếng chuông nhà thờ vang lên, tôi cùng các các cô và mọi người vào nhà thờ lần chuỗi kính Đức mẹ và hiệp dâng thánh lễ.

Sau thánh lễ chúng tôi không cần rửa chén, chỉ cần dọn dẹp sạch sẽ, chén bát chính các cô vào rửa. Chúng tôi bắt đầu đi tập múa, thím Vũ làm cho chúng tôi một thùng trà đá, xách tận đến tận nơi. Sau khi rửa chén xong, các cô lại bắt đầu đi tập hát, tập hát xong tôi thấy chị Dung lặng lẽ vào nhà bếp trước, chị ta bắt đầu nhóm lửa lên để bắt nồi nước. Mấy cô khác cũng bắt đầu tiến vào, người thì lấy tô, người thì lấy mì, người thì dọn bàn. Bỏ mì vào tô và sắp xếp ngay ngắn lại, nước vừa sôi là chúng tôi cũng vừa tập múa xong.

Trong lúc làm việc tôi nghe chị Dung nói:

  • Tuy làm mệt thật nhưng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì được phục vụ.

Cô Ngọc Anh nói:

  • Nhờ có những dịp như thế này mà chị em mình có thời gian tâm sự chia sẻ với nhau nhiều điều. Giúp sức vào sự phát triển của họ đạo.

Các cô ngồi đấm bóp cho nhau, người này vỗ vai người kia, người nọ thì xoa bóp chân cho người khác. Giọng cười cười nói nói, làm cho không khí trở nên vui vẻ hơn, lúc đó cha sở bước đến, thấy chị đang ngồi, cha hỏi:

  • Các con có mệt lắm không?

Cả nhóm nói:

  • Không mệt lắm cha ạ.

Cha nói:

  • Cha cảm ơn các con rất nhiều, không có các con cha không biết sao lo phần ăn cho các em thiếu nhi đây.

Chị Dung nói:

  • Không sao Cha ạ, chúng con thấy hãnh diện khi được phục vụ các em và họ đạo.

Chị đang nói thì chúng tôi cũng tập múa xong, cả nhóm chạy vào nhà bếp ngay, vì có vẻ đã đói lả người. Các cô nhanh chóng vào nhà bếp đổ nước sôi vào các tô mì, cha sở cũng vào bưng ra cho chúng tôi, cha vừa bưng vừa cười, và nói:

  • Mì tôm, mì bổ dưỡng đây.

Chúng tôi cười ha hả lên, vì cảm nhận được sự gần gũi của cha sở. Mấy đứa nhỏ và chúng tôi bắt đầu biết mở miệng biết cảm ơn. Nhưng than ôi chúng nó gọi cha sở là ông ngoại. Bọn lớn chúng tôi cười, nhưng các em nhỏ không hiểu vì sao chúng tôi cười. Dễ hiểu thôi do gọi quen thời Cha Điệu, giờ chính cha mẹ chúng tôi ở nhà cũng thường gọi cha sở bằng ông ngoại. Từ đó thấy được rằng sức ảnh hưởng của Cha Điệu rất lớn trong đời sống giáo dân bảy ngàn.

Sau khi ai cũng được phần mì tôm, cha Sở ngồi chung với các em, cùng ăn với các em. Ánh mắt cha nhìn các em rất trìu mến, có một em ăn bị nước mì văng vào mắt, cha liên đứng dậy lấy khăn giấy lau chùi cho em nó liền. Cha còn xoa đầu bé nữa, vì bé dễ thương lắm

Cha con ngồi ăn với nhau hết tô mì, cùng nhau tạ ơn Chúa. Sau khi ăn xong, cha bảo:

  • Các con đi rửa tay chân, nghỉ ngơi một lát để chuẩn bị vào ngủ.

Cả nhóm đứng lên cảm ơn cha rồi rời chỗ ăn, ngay lúc này cha gọi tốp lớn chúng tôi lại:

  • Các con phụ cha đi giăng mùng cho các em nhỏ ngủ.

Thế là tôi cùng với Thảo, Vy, Kiệt và cha sở đi giăng mùng cho các em. Cha lo từng chiếc gối cái mềm, bắt từng con muỗi cho các em. Cha đợi các em vào mùng ngủ hết cha mới an tâm vào phòng. Đêm hôm đó tôi giật mình đi vệ sinh, thì tôi thấy ngài, đi từng phòng xem các em đã ngủ sâu giấc chưa, bật quạt nhỏ lại để tránh các em bị lạnh về khuya. Ngài còn chỉnh chỗ ngủ cho các em, khi tay chân có lỡ đưa ra ngoài mùng. Ngài gặp tôi ngài hỏi:

  • Con chưa ngủ sao

Tôi trả lời:

  • Dạ con mới tỉnh giấc

Cha bảo:

  • Vào ngủ đi con

Thấm thoát thời gian tập cũng xong, đêm diễn nguyện đầu tiên chúng tôi diễn ngay hành lang của nhà thờ, chứ không được trên sân khấu. Mọi người đến với họ đạo rất đông, đông hơn mọi năm. Vì năm nay không chỉ có ánh đèn hang đá cây thông, mà còn có chương trình diễn nguyện nữa. Cả khu vực bảy ngàn xôn xao đến tham dự, không chỉ có những người giáo dân, mà có cả những tôn giáo bạn, anh chị em không có niềm tin tôn giáo. Trước giờ diễn nguyện, tôi lần bước ra các chỗ buôn bán, bà tám bán bún trước trường học nói:

  • Ông cha này về làm giáng sinh lớn quá ha. Nghe đâu mấy em nhỏ tập văn nghệ gần 3 tháng trời.

Chị Lành nói:

  • Đúng rồi đó chị, con của em nó cũng múa cho nhà thờ nè. Con của em và em không có đạo, mà tại thấy đứa nhỏ nó thích quá, thế nên em xin ông cha cho nó vào tập múa. Ông cha dễ mến lắm cho con em tham gia, chăm sóc chu đáo nữa chứ.

Bà Tám đáp:

  • Ông cha ổng dạy tụi nhỏ ở nhà thờ ngoan lắm, gặp ai cũng chào hỏi, khoanh tay không ngớt. Mấy em nhỏ chơi trong sân nhà thờ tôi đứng bên ngoài nhìn vào còn vui. Để hôm nào nói với ông cha cho cháu tôi nó vào chơi với mấy đứa nhỏ.

Anh Thanh liền nói:

  • Trời ơi có sao đâu chị tám cứ đem nó vào nhà thờ, mấy đứa nhỏ nó chơi vui vẻ lắm, sống hòa đồng nữa.

Cụ Tiến nói:

  • Tôi ở đây mấy chục năm, từ thời mấy ông cha trước, tôi thấy ông cha này về nhà thờ mới khởi sắc lên. Chứ mấy ông cha trước chắc già cả nên không có sức làm thế nên nhìn nhà thờ buồn lắm.

Bà Tám nói:

  • Thôi để tôi bán nhanh để còn vào nhà thờ xem tụi nhỏ nó nhảy múa.

Ở họ đạo tôi vui cái, có tập tục là tới giáng sinh là mấy hộ kinh doanh ăn uống thường bày trí sát bên hàng rào nhà thờ để phục vụ ăn uống cho người tham dự lễ. Nói vậy chứ không phải gây mất trật tự, buôn bán rất hiền lành. Nó tạo nên không khí vui tươi cho ngày giáng sinh. Cùng với giúp đỡ những người buôn bán, cha sở cũng tạo điều kiện cho họ buôn bán, vừa không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ đạo, vừa tạo phương thế cho họ mưu sinh qua ngày.

Lời khai mạc của cha sở trong đêm canh thức giáng sinh, làm tôi nhớ mãi. Cha nói:

  • Con là linh mục Giuse Nguyễn Đình Hùng hiện tại là cha sở họ đạo Bảy ngàn. Chúng con hân hoan chào đón quý ông bà anh chị em trong họ đạo, ngoài họ đạo, ông bà anh chị em tôn giáo bạn đã đến với họ đạo của chúng con. Hôm nay là ngày đạo Công giáo kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu xuống thế làm người, để chuộc tội và cứu rỗi chúng ta. Ngài là Chúa và là Cha của mỗi người chúng ta, dù ta là Công giáo hay tin lành, phật giáo hay cao đài, hay không có niềm tin tôn giáo. Ngài vẫn là cha của chúng ta và chúng ta là anh chị em với nhau. Tuy con là đến một vùng đất khác, nhưng từ nay con sẽ là người con của Bảy ngàn, là những người thân thuộc con người xứ ngàn này, đặc biệt là người thân trong họ đạo của con. Chúng ta cùng nhau xây dựng nước Chúa tại xứ ngàn này tràn hoa yêu thương, chia sẻ, đồng cảm về mọi mặt, nhất là về đời sống đức tin. Cuối lời con xin chúc quý ông bà anh chị em hưởng một mùa giáng sinh an lành thánh đức. Với tư cách là cha sở họ đạo con tuyên bố khai mạc chương trình diễn nguyện canh thức mừng Chúa giáng sinh năm 2010 với chủ đề: Tình yêu giáng sinh, xin được phép bắt đầu.

Chương trình diễn ra theo mọi sự đã được sắp xếp, năm đó được tham dự thánh lễ ngoài trời, nơi cha dâng lễ là hành lang của nhà thờ. Làm tôi nhớ lại mọi năm các cha cũ điều dâng thánh lễ trong nhà thờ, một cụ linh mục lần lần bước trong giáo đường nhỏ xứ ngàn, giáng sinh có vẻ ít nhộn nhịp nhưng cũng có phần ấm cúng. Giáng sinh năm 2010 đã để lại trong lòng một kí ức không thể phai nhòa, để lại trong lòng giáo dân một mong đợi lớn lao về sự thay đổi của họ đạo, và để lại cho anh chị em vùng xứ ngàn một bất ngờ không thể xóa được về một ông cha đầy nhiệt huyết tài giỏi và khiêm nhường.

o0o

Sau giáng sinh cha bắt đầu việc thành lập phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, cha tập hợp chúng tôi lại gồm có: anh Công, chị Vy, Thảo, Kiệt, Toàn, Trang, Chiêu, Khoa, Ngọc, và người đứng đầu phong trào là Cô Phong được mệnh danh là xứ đoàn trưởng già gân. Cô Phong luôn là người gắn bó với tôi trong mọi chặng đường, chính cô cũng là người dạy tôi thế nào là đức tin.

Chúng tôi được cha tập hợp lại và nói:

  • Cha sẽ gửi chúng con đến giáo xứ Thánh Cẩm của Tổng giáo phận Sài Gòn để tham dự lớp tập huấn huynh trưởng cấp 1.

Chưa hết bất ngờ về chương trình giáng sinh, thì nay lại tiếp tục đến Phong trào thiếu nhi Thánh thể. Thế là sáng hôm đó, độ khoảng 3h sáng xe đến họ đạo để đón chúng tôi, và đó là lần đầu tiên tôi biết được sài gòn là như thế nào. Anh chị em chúng tôi đi cùng các trưởng của họ đạo Trà lồng nơi cha đã từng làm cha phó. Lên xe thấy các trưởng Thiện, Tuấn anh, Nhi, sinh hoạt vui quá. Mà trong khi đó anh chị em chúng tôi không biết một hát độn lưng. Chỉ ngồi vỗ tay theo, rồi các trưởng thay nhau hướng dẫn trò chơi cho chúng tôi, nhờ thế chúng tôi học hỏi được rất nhiều, và thời gian trôi qua cũng mau.

Mè đét ơi! Chúng tôi bước vào chào hỏi xong, vừa ngồi xuống, vị trưởng trực giờ giấc thổi còi, cứ tích tè tích tè… khổ thân chúng tôi như đi lạc vào đâu, không nghe được hiệu lệnh, thấy các trưởng khác chạy là chạy theo. Tội nghiệp cô Phong già cả mà còn phải đi theo chúng tôi, chạy riết mà quẹo cả chân.

Một hải hùng xãy ra với chúng tôi, vị trưởng trực hôm đó nói:

  • Theo quy định của sa mạc, chúng ta sẽ kiểm tra kiến thức vào sa mạc

Một bài hát, một trò chơi, cử điệu không có độn lưng, giờ biết gì mà kiểm tra. Lúc đó tôi thầm mắng giết cha sở. Trời ơi cha đưa con đi đâu vậy, con không biết gì cha ơi là cha. Thế là bài thi cũng tới tay tôi, tôi nhìn bài, tôi đọc nào là 10 điều luật Thiếu nhi Thánh thể, lịch sử phong trào…. Đề biết tôi nhưng tôi không biết đề, tôi không làm được gì hết. Sau khi làm bài xong tôi gặp Thảo hỏi:

  • Ê, Thảo làm bài được không?

Hỏi nói:

  • Nãy có trưởng kia chỉ, chứ có biết gì đâu.

Tôi ngớ người ra, ủa tại sao hồi nãy mình không hỏi ai ta. Mặt tôi buồn hẳn, hỏi ai cũng được chỉ mình tôi không. Rất mai là bài đó chỉ kiểm tra xem kiến thức của các sa mạc sinh như thế nào, chứ không phải không đạt không cho học tiếp. Tôi lần lượt được dạy về lịch sử của Phong trào thiếu nhi Thánh thể, nghi thức tuyên hứa, nghiêm tập, cách trình diện, các hiệu lệnh tích tè và thật sự phần này công nhận tôi không thể nhớ được….. Trong thời gian này chúng tôi không có thời gian nói chuyện với nhau, đứa nào đứa nấy chạy như sấm, cứ tích tè mãi, nhiều khi chúng tôi chạy quáng gà. Các trưởng thổi hiệu còi nghỉ ngơi, mà tưởng tập trung, thế là chạy ào ào, các trưởng khác thấy cười nghiêng cười ngã.

Ngày chúng tôi kết thúc chương trình tập huấn, chúng tôi được trao những chiếc khăn màu đỏ có viền vàng, phía sau lưng là chữ Phụng sự. Từ đây chúng tôi trở thành những người huynh trưởng của Chúa, giáo hội, họ đạo và đặc biệt trở thành người anh người chị thân cận với các em mà Chúa, giáo hội, họ đạo giao phó cho chúng tôi.

Chúng tôi chia tay giáo xứ Thánh Cẩm, lên xe về, lúc này không phải các trưởng họ đạo Trà Lồng hướng dẫn nữa, mà là chúng tôi. Học được bao nhiêu lên xe làm y chang lại, có vẻ thuần thục lắm. Chúng tôi mang trong mình ngọn lửa của nhiệt huyết, đem về thắp và đốt lên phong trào Thiếu nhi Thánh Thể tại họ đạo. Chủ nhật hôm đó cha sở nói với họ đạo:

  • Quý ông bà anh chị em thân mến! Từ lúc khai sinh họ đạo đến giờ các em thiếu nhi chủ yếu chỉ học giáo lí rồi ra về. Các em không có một đoàn thể nào để hoạt động, con cháu của quý vị rất đẹp, dễ thương, hiền lành, mà thiếu đi phong trào thật là tiếc và thương. Thế nên con quyết định thành lập phong trào Thiếu nhi thánh thể tại họ đạo bảy ngàn này. Để dạy dỗ các em không chỉ về giáo lý, mà còn các kỹ năng khác, đặc biệt giúp các em yêu mến và kết hợp Chúa Giêsu Thánh thể.

Cha nói tiếp:

  • Tất cả các em thiếu nhi ở các lớp giáo lí sẽ tham gia vào Phong trào Thiếu nhi Thánh thể. Con sẽ sắp xếp phân ngành theo độ tuổi các em mà dạy dỗ. Nhân đây con cũng xin giới thiếu với ông bà anh chị em các huynh trưởng sẽ phụ trách phong trào.

Cha bảo:

  • Cha sẽ sắp cho chúng con tuyên hứa cùng với các em.

Sau thánh lễ bà chín Lùn gặp tôi hỏi:

  • Ủa con ơi! Cái phong trào gì đó cha vừa nói là cái gì vậy.

Tôi trả lời:

  • Ðào luyện các em về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trở thành những con người kiện toàn và những Kitô Hữu hoàn hảo.

Bà trả lời:

  • À thì ra là vậy!

Rất may là tôi có thuộc bài để trả lời các thắc mắc mà giáo dân đến hỏi. Chúng tôi cũng được tuyên hứa và ra mắt phong trào tại họ đạo, chúng tôi chọn lễ Mình Máu Thánh Chúa Kito làm bổn mạng cho phong trào. Ngày ra mắt phong trào thật vui, các khăn hồng của các em chiên con, màu xanh lá mạ của các em ấu nhi, xanh nước biển của các em ngành thiếu nhi, màu vằng rực của các em nghĩa sĩ, và đỏ thấm của các huynh trưởng, đặc biệt là trắng tinh viền vàng của cha sở cũng là cha tuyên úy của phong trào, bay phấn phới như đang vẫy chào một sức sống mới hình thành trong họ đạo.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập phong trào, do mới thế nên tất cả thành phần trong họ đạo đều phải cố gắng. Cứ độ 3h chiều thứ bảy hàng tuần, là các em thiếu nhi từ ngành thiếu nhi lần lần tập trung ra nhà thờ. Có những em đạp xe đạp 20 đến 30 cây số, đi chung với nhau đến nhà thờ để sinh hoạt, có những em nhỏ không thể đạp xe thì ba mẹ đưa ra.

Em thì bọc trà đá trên xe, em thì cầm ổ bánh mì nhăn nheo, em thì cầm bọc mía. Có những em bám theo ba mẹ không chịu vào sinh hoạt, năn nỉ mãi mới chịu vào với điều kiện ba hoặc mẹ ngồi canh chừng mới chịu. Chúng tôi sinh hoạt với nhau, dạy các em nhiều điều, độ 5h chúng tôi được các bà bếp cung cấp cho những ổ bánh mì thịt. Cha con chúng tôi ngồi ở những gốc cây trong khung viên nhà thờ, cha hỏi tôi:

  • Mệt không Cảnh

Tôi trả lời:

  • Không cha ạ! Vui quá quên mệt luôn,

Tôi nhìn sang bên, tôi thấy có một số cha mẹ ngồi xé từ miếng bánh mì rồi đút cho đứa con của mình, các em cùng lứa thì vừa ngồi vừa ăn vừa nói chuyện với nhau, em này đẩy em kia em kia đẩy em nọ. Các trưởng thì đi xung quanh xem em nào không ăn được thì ngồi đút cho các em. Chúng tôi nghỉ ngơi được một lát để tắm rửa vệ sinh cá nhân.

6h chiều chúng tôi bắt đầu vào lần chuỗi kinh Đức mẹ, lần xong một chuỗi chúng tôi hiệp dâng thánh lễ cùng với cha sở. Sau khi dâng thánh lễ xong chúng tôi cùng nhau dùng cơm tối với nhau, với các thành phần trong họ đạo, đặc biệt là cha sở. Sở dĩ có dịp dùng chung với các thành phần trong họ đạo là vì khi tổ chức phong trào như thế, mình huynh trưởng chúng tôi không thể nào làm hết được. Giới hiền mẫu thì giúp chúng tôi nấu cơm, lo phần ăn uống, gia trưởng thì giữ gìn trật tự, lo an ninh. Thế nên mỗi ngày thứ bảy là một niềm vui, khi mọi thành phần dân chúa trong họ đạo xum họp với nhau.

Sau khi dùng cơm xong, huynh trưởng chúng tôi chia sẻ phần cực nhọc với các cô bếp, chúng tôi rửa hết tất cả các chén, lau chùi sạch sẽ. Tuy không bao nhiêu sức bỏ ra nhưng nói lên tinh thần hiệp thông trong họ đạo. Trong thời gian này các em tự do vui chơi với nhau, các chú trong gia trưởng thì ngồi ngoài của canh giữ các em, không cho các em chạy ra khỏi khuôn viên nhà thờ, vì sợ về vấn đề an ninh. Sau bữa cơm cũng có một số ba mẹ chạy xe lại đón con mình về nhà, các em chủ yếu là nhỏ tối ngủ không thể thiếu ba mẹ. Có những ba mẹ đành phải ngủ lại nhà xứ cùng với các em, để chăm lo cho các em. Chị Liên tuần nào cũng thế, chiều thứ 7 chị lại nhà thờ, rồi ngủ lại, chị chia sẻ với tôi:

  • Chị ở lại trước tiên lo cho bé, bên cạnh đó cũng giúp được họ đạo trong quá trình nấu nướng.

Tôi hỏi:

  • Ủa chị vậy công việc nhà của chị ai lo

Chị trả lời:

  • Chồng chị lo, chia nhau ra để làm. Việc giáo dục con cái là quan trọng nhất em à, lo kiếm tiền cho đầy vào mà con cái không lo dạy dỗ mặt đạo mặt đời nữa hối hận không kịp.

Nghe chị nói tôi cảm phục chị vô cùng, ước chi mọi gia đình đều có suy nghĩ giống gia đình chị. Bên cạnh kiếm kế sinh nhai là đều đương nhiên, nhưng có một cái quan trọng hơn là giáo dục, làm sao đó dạy con cái mình biết đối nhân xử thế, và hơn hết là biết Chúa, sống theo lề luật của Cháu với lòng yêu mến.

Tối đến chúng tôi tập hợp các em lại dạy cho các em các bài hát sinh hoạt, múa cử điệu, ngồi nói chuyện với các em. Dạy các em thế nào là trả lời lịch sự, thông qua dạ thưa. Chúng tôi kết thúc ngày sống của mình bằng giờ kinh chung với cộng đoàn. Chúng tôi cũng ngủ chung với các em luôn, nam một bên nữ một bên. Để tối các em có việc cần chúng tôi đều có mặt. Cha sở thấy thế cũng đem mùng chiếu giăng một gốc chính giữa để ngủ với chúng tôi. Nhớ lại hình ảnh này mà lòng tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc vì được sinh ra làm con nơi xứ ngàn này.

Tiếng chuông trầm bổng vang lên của sáng chủ nhật, cha con chúng tôi cùng ngồi dậy cảm ơn Chúa, và cùng nhau dọn dẹp mùng mềm. Chúng tôi chỉ các em sắp xếp mùng mềm cho ngay ngắn. Trưởng Khoa lại sắp cho cha sở, cha bảo:

  • Đây là công việc của cha, cha có thể làm được.

Một câu nói làm tôi cảm phục cha rất nhiều, những gì ngài làm được thì chính ngài sẽ làm, dù chỉ là cái chăn cái mềm hay chính cái tô cái chén của ngài. Ngài tự làm lấy hết, ngài không nhờ không có nghĩa là ngài không cần, nhưng ngài muốn cộng tác từ cái việc rất nhỏ để làm gương cho chúng tôi. Thế nên ở họ đạo tôi dù việc lớn hay việc nhỏ đều có giá trị ngang nhau, chỉ cần thực hiện với lòng yêu mến. Người xứ ngàn của chúng tôi vậy đó, sống chan hòa, không phân biệt.

Trong lúc các em vệ sinh cá nhân, thì tôi có lần đôi chân mình vào bếp, tôi thấy các bà bếp đang tất bật nấu nước đồ ăn sáng. Lúc đó mới 5h sáng, mà đồ ăn cơ bản đã hoàn tất, như thế các cô phải thức ít nhất từ 4h sáng. Nhìn các cô tất bật tôi cũng nhảy vào phụ giúp, cô cháu vừa lòng vừa vui đùa với nhau. Bên bếp lửa buổi sáng của không khí xe lạnh, tôi cảm nghiệm được sức ấm của bếp lửa mang lại. Sức ấm của lòng người xứ ngàn, sự ấm san sẻ hiệp thông.

Các em sau khi vệ sinh cá nhân xong, đẹp đẽ với bộ quần tay áo trắng, các em tiến vào nhà thờ để cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh thể. Lúc này độ 05h30 sáng, tôi thử để ý xem có em nào ngủ gục không? Nhưng thật bất ngờ không một em nào ngủ gục hết, cầu nguyện rất thân tình, đọc kinh rất to, ngồi, đứng, quỳ rất nghiêm trang. Đương nhiên trong giờ cầu nguyện này không thể nào vắng bóng cha sở, quả thật ngài luôn xát cánh cùng chúng tôi và thiếu nhi vào những giờ giấc chung.

Cha con chúng tôi ăn sáng chung với nhau vào lúc 06h00 sáng chủ nhật, sau khi thánh hóa phần ăn, chúng tôi đồng thanh hô:

  • Chúng con mời ông cố ăn sáng

Cha sở:

  • Cha cảm ơn và mời chúng con

Cha con ngồi ăn sáng nói chuyện với nhau suốt bữa ăn, sau khi cảm ơn Chúa, chúng tôi cũng đồng thanh:

  • Chúng con cảm ơn ông cố.

Cha con chúng tôi tạm chia tay nhau, cha sở bắt đầu vào ngồi tòa giải tội cho giáo dân, còn chúng tôi thì tất bật chuẩn bị cờ, thùng loa, còi để tập hợp các em lại để sinh hoạt Thiếu nhi Thánh thể. Khi lễ người lớn diễn ra thì chúng tôi và các em thiếu nhi xuống khu vực nhà sinh hoạt để bắt đầu sinh hoạt phong trào.

Sau khi lễ người lớn xong, chúng tôi cũng vừa xong sinh hoạt thiếu nhi, nghỉ đôi ba chút chúng tôi chuẩn bị thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở đây chúng tôi phụ trách hoàn toàn về phụng vụ trong thánh lễ. Tập cho các em giúp lễ, đọc sách thánh, đọc lời nguyện giáo dân, xướng kinh, đáp kinh trong thánh lễ…. Thánh lễ xong chúng tôi lại tiếp tục cho các em vào các lớp giáo lí để học giáo lí theo chương trình của giáo phận, do các giáo lí viên phụ trách. Sau khi học giáo lí xong các em được tập hợp vào nhà thờ để được dặn dò về tin mừng.

Ở họ đạo tôi có truyền thống tất cả các lớp giáo lí từ khi rước lễ lần đầu tất cả đều thuộc lòng bài tin mừng của Chúa nhật, và chính cha sở sẽ là người tra khảo vào mỗi chủ nhật, còn các em chưa rước lễ thì sẽ học thơ tin mừng với những câu thơ lục bát. Sau bữa cơm trưa chúng tôi chia tay nhau, chia tay cha sở, họ đạo, chúng tôi và các em trở về với cuộc sống hằng ngày. Trong một dịp xuống thăm họ đạo, Chị Minh liền hỏi cha sở:

  • Cha ơi! Liệu cha tổ chức từ chiều thứ 7 đến trưa chủ nhật mới cho về, như vậy có hợp lí không? Vì sợ các em quá tải!

Cha trả lời:

  • Con biết chứ, nhưng vì đây là điều đặc trưng của họ đạo, đại đa số gia đình các em ở sâu trong các con kênh rạch nhỏ. Gần nhất nhà thờ chỉ có vài gia đình, đa số cách xa nhà thờ, và xa nhất là 40 cây số. Tất cả các sinh hoạt của thành phần trong họ đạo đều phải tập trung vào chủ nhật. Chứ không giống như các nhà thờ toàn tòng khác, giáo dân sống xung quanh nhà thờ, các em có thể sinh hoạt vào thứ năm hàng tuần. Còn họ đạo con để tập hợp các em lại ngày thứ năm là một điều không thể. Thế nên con và tất cả trong họ đạo phải cố gắng hằng ngày để củng cố sự phát triển của họ đạo.

Hiện tại các sinh hoạt Phong trào thiếu nhi Thánh thể trong họ vẫn hoạt động cho đến ngày hôm nay với những khung giờ và chương trình như thế. Có điều về điều kiện vật chất thoải mái hơn so với ngày cha mới về hơn nhiều. Chúng tôi có nhà sinh hoạt riêng, phòng ngủ của nam nữ riêng….

Có được cơ sở vật chất khang trang nhưng ngày hôm nay để thờ phượng Chúa xứng đáng và nơi sinh hoạt hội đoàn tiện nghi hơn, tất cả cũng nhờ ơn của Chúa đã ban cho họ đạo có người cha trẻ tài giỏi và khiêm nhường như cha sở, sự hiệp thông của ân nhân xa gần và sự đồng lòng của tất cả thành phần trong họ đạo.

Tôi được cô Thanh (một ân nhân của họ đạo) kể lại:

  • Lúc đưa cha sở về đây nhận họ đạo, cô thấy xung quanh rất ẩm thấp, tường nhà thờ nhà xứ đã mục, lên rong, các nền thì do nước nổi làm hư hỏng nặng nề… nhìn rất sơ xác.

Cô nói tiếp:

  • Cô có nói cha, thôi đi họ đạo khác đi, ở đây con thấy xuống cấp lắm rồi, cha lại bị đau chân nữa, ở đây là không ổn.

Cha bảo:

  • Chúa muốn con ở lại vói họ đạo này, vả lại làm linh mục của Chúa rồi ở đâu mà không phải nhà của Chúa. Chính những nơi này mới gọi là nơi con đáng ở.

Cô Thanh hiểu được ý nghĩa đời linh mục thế nên cũng im lặng bước đi. Cô vào nhà bếp, nhìn lên gian bếp thì thấy những tô và chén đã mẻ, nồi thì mất quai, bình ga thì đã hết. Thế là cô Thanh cùng các bà: bà Hai, cô Dung, bà Hạnh mua những dụng cụ cần thiết để cho cha sở dùng. Quả thật các bà những ân nhân đầu tiên của họ đạo, từ ngày cha sở nhận sở thì đã có mặt các bà, gắn bó với họ đạo từ những việc nhỏ đến việc lớn. Cũng chính các bà đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi, mua cho tôi từng bộ đồ, đôi dép, và ngay cả cho tiền tôi đi học nữa. Không chỉ mình tôi các bà còn chọn những chiếc áo thật đẹp cho ca đoàn hay những người giáo dân trong họ đạo. Những gì mà các bà giúp cho họ đạo thì giấy mực không kể hết.

o0o

Ngay từ buổi đầu tiên cha sở đã đưa ra nhận định:

  • Lí do họ đạo không phát triển được, không phải lòng giáo dân thiếu đạo đức, nhưng là do xa nhà thờ.

Từ đó cha đã bắt tay vào thiết chế về phương tiện di chuyển, các con đường mở rộng để tạo điều kiện cho dân xứ ngàn nói chung, giáo dân trong họ đạo nói riêng dễ đến với nhà thờ hơn. Trên khu đất nhà thờ thì mặt trước là kênh xá xà no rộng lớn, phía sau là một khu đất của dân xứ ngàn với con lộ lớn. Nhằm để thuận tiện cho các xe bốn bánh, xe tải di chuyển vào nhà thờ cha sở đã đi xin tiền ở nhiều nơi về mua một mãnh đất có độ dài và bề ngang cho xe tải và bốn bánh có thể vào nhà thờ. Con đường này được đặt tên là Con đường Giêsu và được khánh thành vào ngày 01/01/2012, ngay ngày lễ Mẹ Thiên Chúa.

Sáng chủ nhật hôm đó chị bảy Hiền lại hỏi tôi:

  • Lễ Mẹ Thiên Chúa năm nay sao lại có mấy tôn giáo bạn lại nữa vậy con?

Tôi cũng không biết tại sao, đành trả lời:

  • Chắc do cha sở mình mời bà ạ!

Thật huyền nhiệm thay, thánh lễ hôm ấy có các vị tôn giáo bạn như Cao đài, Tịnh độ cư sĩ, Chùa Bửu tường đều hợp dâng thánh lễ cùng với giáo dân. Đây là những tôn giáo bạn hiện diện gần với họ đạo bảy ngàn trên vùng đất xứ ngàn này. Thánh lễ này nói lên sự đối thoại hiệp thông sâu sắc giữa các tôn giáo. Cũng nói lên một phần nào đó về tính mở của vùng đất phương Nam chúng tôi, sống chan hòa cởi mở.

Thánh lễ hôm ấy không chỉ có các tôn giáo bạn mà còn có các ân nhân giúp họ đạo, như dì tư, ban hành giáo của Thánh đường Đại Hải nơi cha sở cất tiếng khóc chào đời. Giáo dân, ban hành giáo của họ đạo Trà lồng. Đặc biệt gia đình đại ân nhân đã giúp họ đạo mua mãnh đất để làm Con đường Giêsu.

Con đường Giêsu này không chỉ là phương tiện cho hoạt động của họ đạo, mà còn là phương tiện sinh hoạt cho vùng xứ ngàn này, nhất là các gia đình ở xát bờ sông. Bởi vì lúc bấy giờ tại xứ ngàn, tuy đã mở những con đường lớn, nhưng những con đường làm đường nối giữa con đường lớn và nhỏ thì không thể di chuyển bằng xe lớn được. Những trường hợp xe cấp cứu, đám cưới hay vận chuyển bất cứ việc gì đều nhờ vào con đường Giêsu này hết.

Hôm đó cụ Bảy chạy hối hả vào nhà xứ, trong lúc tôi với cha đang dùng cơm tối, cụ vừa chạy tay chân bủng rủng, cụ vừa khóc vừa nói:

  • Ông cha ơi cứu gia đình tôi với

Cha sở bảo:

  • Có gì ông nói, từ từ

Cụ Bảy thưa:

  • Bà tôi ở nhà cần cấp cứu ngay, nhưng xe cấp cứu không vào được, nhờ ông cha cho tôi mượn con đường để xe chạy vào.

Cha sở bỏ chén cơm xuống, chạy một mạch vào phòng lấy chìa khóa, ra mở cửa cho cụ. Sau khi cứu được vợ của cụ, vợ chồng lại cảm ơn cha khôn xiết. Con đường Giêsu sẽ là con đường nối kết yêu thương, thương xót giữa họ đạo và anh chị em tôn giáo tại xứ ngàn.

o0o

Sống thương xót là mục tiêu đời sống đức tin của họ đạo, cha sở thường tổ chức các cuộc khám bệnh miễn phí cho bà con tại xứ ngàn và các kênh sâu. Chủ nhật hôm đó tôi thấy một anh bị khuyết tật một chân, phải chống nạn để mà đi. Thế là tôi lại đỡ đần anh, vì trên tay tay xách nách mang nhiều thứ không thể xách nổi, tôi lại nói:

  • Anh ơi! Để em xách tiếp cho

Ánh mắt mừng khôn tả của anh, quay sang tôi môi nở nụ cười thân thiện của người xứ ngàn:

  • Cảm ơn em nhiều

Tôi xách dùm anh một thùng mì gói, với một bọc quà trong đó có đường, bột ngọt, sữa, gạo, dầu ăn. Còn anh thì tay vẫn cầm thuốc mà các vị bác sĩ Giêsu đã khám và cho thuốc. Tôi đưa anh đến một chỗ mát nơi này có cây hoàng hậu tán rộng, cành lá sum sê, bóng mát của nó chụp lấy anh em chúng tôi. Anh ngồi xuống thở cái phào, hít vào làn gió mát của cây này đem lại trong khu viên nhà thờ. Trong lúc ngồi đợi anh khỏe lại, anh nghe bên tai tôi, có một cụ nói:

  • Công nhận ông cha này giỏi ghê, từ ngày ổng về đây ổng hết mở đường cho dân mình ở khu vực mé sông có phương tiện khi có việc cần thiết. Mà còn có những bác sĩ giỏi ở Sài gòn về khám chữa bệnh cho dân mình, lần này là lần thứ năm rồi.

Chị kia, có vẻ hào hứng nói:

  • Tôi thấy ổng đi tới đi lui hỏi thăm từng người, nói chuyện tươi cười gần gũi, mà ổng người bắc hay gì ớ, giọng nói không giống với dân mình.

Anh khác nói:

  • Đúng rồi, ông cha này người bắc, mà sống rất thoải mái cởi mở với dân mình. Chứ có những người bắc họ tính toán chi li lắm. Người miền Tây thì mình thoáng hơn, ít hơn thua. Nhưng ông cha người Bắc làm tôi cũng khâm phục người Bắc hơn, họ là những con người chịu thương chịu khó, biết tính trước tính sau, không chỉ lo cho bản thân mà còn cho dân mình nữa.

Bà cụ nói:

  • Người nào chả được, yêu cầu biết thương nhau là được. Tôi thì thấy ông cha này tôi thích rồi đó. Tôi nè tuốt tuốt ở trong kênh sâu, mà phiếu khám bệnh cũng tới tay tôi. Chứng tỏ ông cha này rất quan tâm mấy người mình. Ngày hôm nay tôi cũng mới biết nhà thờ Bảy ngàn.

Tôi tạm ngưng nghe cuộc trò chuyện bên kia, tôi quay sang anh, tôi hỏi:

  • Anh tên gì thế?

Anh ta trả lời:

  • Anh tên Ân

Tôi hỏi tiếp:

  • Ai đưa anh ra đây hay anh ở gần đây?

Anh ta đáp:

  • Nhà anh ở tận kinh tế mới, cách đây 40 cây số. Mấy ngày trước cha có đến nhà thăm anh, rồi cho anh phiếu khám bệnh.

Trong đâu tôi xuất hiện, phải chăng anh này có đạo, nếu không có đạo chắc chắn anh ta đã nói: “ông cha”, chứ không phải là “cha”. Tôi liền hỏi:

  • Thế anh có đạo không?

Anh ta gục mặt xuống, nghẹn ngào trả lời:

  • Anh có

Nhìn thấy anh như thế, tôi đón được chắc có chuyển gì đối với anh rất đau lòng. Tôi lấy tay mình vỗ nhẹ vào tay anh, nắm chật tay anh lại, tôi nói:

  • Xin lỗi anh, em vô tình hỏi làm anh buồn. Anh có chuyện buồn gì hả?

Anh ta trả lời:

  • Anh bỏ nhà thờ đã lâu, vì lúc trước anh lấy vợ nhưng không làm phép ở nhà thờ.

Tôi liền biết thì ra anh đang bị rối, tôi nói:

  • Ai trong đời mà không có những sai lầm anh, nhưng mình biết mình sửa mới là điều tốt. Anh đã dự định sao rồi?

Anh ta ngước mặt nhìn tôi, lúc này nước mắt ở hai hàng mi bắt đầu rưng rưng:

  • Cha đã hứa sẽ vào nhà anh, để nói chuyện với vợ anh. Anh xin Chúa cho vợ chồng anh được đi lễ lại và được rước lễ.

Tôi nói:

  • Chúa sẽ không bao giờ bỏ ai, khi họ khát khao Ngài đâu. Anh yên tâm cha sở sẽ tìm cách để giúp đỡ anh

Tôi hỏi tiếp:

  • Anh có gặp khó khăn gì không, mà sao anh bỏ nhà thờ lâu.

Anh ta trả lời:

  • Do anh lấy vợ không làm phép hôn phối tại nhà thờ, anh nghĩ mình bị dứt phép thông công, vả lại mặc cảm với mấy người trong đạo nên anh lẫn tránh.

Tôi nói:

  • Dứt phép thông công là một hình phạt rất nặng, dành cho những đương sự phạm lỗi nặng. Còn trường hợp anh chỉ là bị rối, chứ không đến nổi gọi là bị dứt phép thông công, anh vẫn là con của Chúa và hội thánh. Nhưng do một số lỗi do bị rối gây nên, nên anh không thể lãnh một số bí tích cho đến rỡ rối xong.

Nghe câu chuyện của anh, tôi nghĩ cũng do mình và mọi giáo dân trong họ đạo còn thiếu tinh thần hiệp thông chia sẻ với những gia đình đang gặp khó khăn, chưa làm họ hiểu được lòng thương xót của Chúa.

Trong lúc suy nghĩ, tiếng chuông vang lên để tập hợp các người khám bệnh lại, số lượng hôm đó khoảng 1000 người bao gồm giáo dân trong họ đạo, tôn giáo bạn, và những người không cùng niềm tin tôn giáo. Cha sở nói:

  • Kính thưa quý ông bà anh chị trong họ đạo, tôn giáo bạn và các bệnh nhân thân mến! Con xin giới thiệu với quý bà con đây là đoàn khám bệnh từ sài gòn xuống đây để khám và phát thuốc miễn phí cho chúng ta. Thành phần của các bác sĩ, Công giáo cũng có, phật giáo cũng có, hay không có niềm tin tôn giáo cũng thương đến họ đạo chúng ta. Đây là những Giêsu hữu trong thời hiện đại đã thực hiện lòng thương xót đến tất cả mọi người, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo…

Cha quay sang các vị bác sĩ:

  • Con xin đại diện cho bà con xứ ngàn này cảm ơn các vị đã quãng đại thương xót đến xứ này. Chúng con xin khắc ghi ân huệ này vào lòng, xin Chúa ban cho quý vị nhiều ơn hồn và xác, gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi.

Cả bà con đều vỗ tay để nói lên lời cảm ơn, vị đại diện của bác sĩ chia sẻ:

  • Kính thưa Cha, kính chào quý ông bà anh chị em, chúng con ý thức chúng con chỉ là những công cụ của Chúa gửi đến quý vị. Chúng con nhận được lòng thương xót của Chúa, chúng con phải có trách nhiệm xót thương lại. Một ngày khám bệnh cho quý vị, anh chị em chúng con đều có nhận xét chung, người xứ ngàn quý vị thật dễ thương, luôn tươi cười lạc quan dù có những chứng bệnh khá nguy hiểm. Chính sự lạc quan này nó giúp cho tinh thần quý vị chống chọi với căn bệnh. Chúng con đưa thuốc xuống đây toàn là thuốc nhập, chứ không phải thuốc xí nghiệp. Thế nên quý vị cứ yên tâm uống. Bên cạnh đó con xin nhắc quý vị, nhớ uống thuốc đúng giờ đúng toa. Chúng con cũng có để lại số điện thoại của ban con, có việc gì quý vị cứ gọi chúng con sẽ hỗ trợ.

Thế là chia tay ra về với vẻ mặt hi vọng những căn bệnh sẽ thuyên giảm phần nào, cảm nhận được yêu thương, xót thương họ đạo mang lại với chủ nguồn mạch là Thiên Chúa.

o0o

Họ đạo Bảy ngàn không chỉ là nơi hội tụ lòng thương xót, đối thoại hiệp thông với các tôn giáo tại xứ ngàn, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa ở xứ này. Mỗi dịp tết trung thu đến, nhà thờ bảy ngàn là nơi đăng cai tổ chức trung thu.

Trung thu năm 2012, Họ đạo bảy ngàn cũng đón nhận ân huệ của nhóm giúp trung thu nhóm Trái Tim Hồng từ Tổng giáo phận Sài Gòn về giúp. Trước ngày này cha sở đã phát phiếu cho các em trong họ đạo, thiếu nhi tôn giáo bạn, và các em không có tôn giáo. Cha sở nói với chúng tôi:

  • Các con huynh trưởng chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ cử điệu

Chúng tôi bắt tay vào tập dợt, lúc đó tay nghề múa còn yếu lắm chưa có thể tự dựng được, chúng tôi cùng nhau mở ra những bài nhảy học lỏm. Lúc bấy giờ chị Vy là người bầu múa tập cho chúng tôi nhảy Chiếc thuyền nan của tác giả Minh Lương và Hồ Tấn Vinh. Chúng tôi tập có một bài mà cả tháng, đứa nào đứa nấy cũng cố gắng tập, cuối cùng chúng tôi cũng xong bài mà cha sở đã giao phó. Tôi nói với chị vy:

  • Chị ơi! Các anh chị trên sài gòn xuống chắc múa đẹp lắm, còn mình chân đóng phèn múa chắc bị cười chết, y như mấy con lăng quăng trong lu nhà mình.

Chị Vy an ủi tôi:

  • Yên tâm đi em, mình làm hết sức rồi. Nhưng mà chị nhìn thấy cũng được mà, không sao đâu, mà này giao lưu văn nghệ mà góp vui thôi, đâu thi cử gì đâu em lo.

Tôi liền nói:

  • Dạ chị sắp em xuống cuối là đúng rồi đó, em lắp khoảng trống thôi, chứ em muốn ai coi.

Các anh chị nhóm Trái Tim Hồng cũng đến, đêm văn nghệ mừng trung thu với chủ đề: “Trung thu trong tình Giêsu” cũng diễn ra. Các anh chị nhóm lên múa hát trước, lần này có sự góp mặt của các ca sĩ công giáo Thanh Sử và Phi Nguyễn, cùng ảo thuật gia Ann Thảo Phương.

Các anh chị múa quá đẹp, tôi nói với mấy chị:

  • Thôi lát mấy anh chị lên đi nha, em không lên đâu quê chết.

Lúc này không phải mình tôi lo lắng mà cả nhóm huynh trưởng lo lắng vì sợ bị cười. Nhưng lỡ rồi lên đại, chúng tôi bò lên sân khấu mặt ngơ ngát, mỗi người cầm một cái cây, nhạc lên nhảy thôi. Nhưng đúng là xui thật, tôi đứng ở cuối, không biết nhảy kiểu gì hay do các anh chị chen lấn tôi, tôi lọt xuống sân khấu, ta nói tất cả mọi người ở chương trình cười nghiêng cười ngả về tôi, làm tôi không sao quên được cảnh tượng này. Lúc đó tôi bị rớt xuống nếu như hiện tại chắc tôi đã đi xuống sân khấu luôn, nhưng không hiểu tại vì sao lúc đó lại bò lên nhảy tiếp.

Hôm đó Chúa ban ơn sao ớ, nhảy dễ thương lắm, các anh chị ở dưới vỗ tay quá chừng, ngày hôm sau còn kêu chúng tôi chỉ lại. Chắc tôi nghĩ các anh chị làm điều đó nhằm ủng hộ chúng tôi về tinh thần phục vụ họ đạo, chứ lúc đó chúng tôi cứ tưởng mình hay thật.

Trung thu năm ấy nhóm đã gửi cho thiếu nhi vùng xứ ngàn này hơn 1000 phần quà bánh và 200 phần quà khuyến học đến với các em thiếu nhi trong họ đạo cũng như các em thuộc các tôn giáo bạn. Các anh chị còn khai trương phòng đọc sách “Học cùng Giêsu” nhằm khuyến khích sự học tập của thiếu nhi trong họ đạo. Phòng đọc gồm có những đầu sách mang tính giáo dục cao, cả về văn hoá đời cũng như đạo. Mong các em thiếu nhi sẽ được cùng học với Giêsu để sau này các em sẽ là những bông hoa trong vườn hoa của Chúa.

Tôi nhớ một tôi có một anh, lâu quá rồi tôi cũng không nhớ anh tên gì, nhưng câu nói của anh tôi vẫn nhớ mãi:

  • Cảnh ơi! Em cố gắng học tập nhé, nào lên sài gòn học thì gọi anh

Chính những động lực nho nhỏ trong đời như thế, cũng làm mình nhớ đến cả đời và làm động lực cho mình học tập và phát triển. Anh em ngồi nói chuyện với một lát thì anh chỉ huy gọi anh chúng tôi và tất cả mọi người vào nhà thờ để sinh hoạt một ít và phát cho các em thiếu nhi trong họ đạo. Tôi nhớ năm đó chúng tôi không có nhà sinh hoạt, anh chị em chúng tôi phải di dời ghế trong nhà thờ ra, chị Vy thì lấy một cái màu vàng che cung thánh lại để khi vui chơi không gây mất vẻ thánh thiêng của cung thánh. Cha sở cũng dặn dò chúng tôi:

  • Do điều kiện họ đạo của chúng ta chưa có nhà sinh hoạt, thế nên cha cho phép chúng con sinh hoạt trong nhà thờ. Nhưng các con không được phép lên cung thánh đùa giỡn, cha đã nhờ chị Vy căng màn ngang. Thế nên các con không chạy lên này, vả lại dứt khoác cha không muốn nghe một tiếng chửi thề nói tục nào nhé.

Các em thiếu nhi đồng thanh:

  • Dạ

Anh chị bắt đầu tổ chức cho chúng tôi chơi những trò chơi rất vui, các anh chị ôm ấp các em nhỏ, hướng dẫn tận tình các em trò chơi, như những anh chị trong nhà. Sau khi vui chơi xong, cha sở bước ra cảm ơn các anh chị, cha nói:

  • Cha xin đại diện cho họ đạo các hội đoàn, đặc biệt các em thiếu nhi xin cảm ơn nhóm “Trái tim hồng” đã đến giúp và phát quà cho họ đạo cha. Xin Chúa và Đức mẹ ban nhiều ơn cho từng thành viên trong nhóm, cho cha gửi lời tri ân các ân nhân của nhóm đã giúp nhóm.

Anh trưởng đoàn đáp lời:

  • Kính thưa cha! Anh chào các trưởng và các em. Khởi đi từ những thao thức của người trẻ Công giáo muốn đem nụ cười và tình yêu thương của Chúa đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, các bạn trẻ của diễn đàn nhacthanh.net đã thành lập nhóm “Trái Tim Hồng” để thực hiện những thao thức đó.

Anh nói tiếp:

  • Trải qua 41 chương trình lớn nhỏ với tên gọi: “Chiến dịch Trái Tim Hồng”, nhóm đã đi qua nhiều nơi, gửi gắm được một chút gì tình người, và gửi trao được nhiều nụ cười Giêsu. Trung Thu năm nay, nhóm Trái Tim Hồng đã đến với giáo dân họ đạo Bảy Ngàn thuộc Giáo phận Cần Thơ, với tên gọi: “Trung thu trong tình Giêsu”. 

Anh nghẹn ngạo chia sẻ tiếp:

  • Chúng con cảm ơn cha đã tạo cơ hội cho nhóm chúng con sống đời thương xót, hai ngày qua tại họ đạo cha. Chúng con nhận thấy đúng là người miền Tây họ dễ thương vô cùng, nói chuyện rất thật lòng, nghĩ sao nói vậy. Rất chất phác hiền hòa, lúc nào cũng nồng hậu với chúng con, giáo dân của cha họ đem cho chúng con mấy buông chuối, mấy kí cóc non,… Thiếu nhi ở đây thì không thể chê vào đâu được, các em rất lễ phép, gặp chúng con đều khoanh tay lại cúi chào chúng con, em chào anh, em chào chị rất ngoan hiền. Huynh trưởng thì nhiệt tâm nhiệt tình, hình ảnh hồi nãy làm chúng con rất xúc động dù nam hay nữ đều xắn tay áo lên bê mấy cái bàn trong nhà thờ ra để sinh hoạt, hỗ trợ chúng con rất nhiệt tình. Chúng con nghĩ tất cả có được đều được sự dạy dỗ của cha. Xin cầu chúc họ đạo cha ngày càng phát triển nhiều hơn nữa, đặc biệt là ngôi giáo đường mang đậm chất lòng thương xót.

Cha con chúng tôi vỗ tay thay lời cảm ơn dành cho anh và nhóm. Chị kia cầm lấy micro nói:

  • Giờ đây là phần cac em vô cùng thích nè, các em biết gì không?

Các em đồng thanh:

  • Dạ phát quà

Các anh chị cười vui vẻ, vì sự hồn nhiên của các em. Anh chị đi lại từng các em mà phát trực tiếp, các em nhận lấy bằng hai tay và cũng không quên bốn từ trên môi miệng là em xin cảm ơn. Nhà thờ bao phủ lấy chúng tôi trong tình Chúa, tình người, chúng tôi là anh chị em với nhau sống và chia sẻ với nhau một Chúa một cha trên trời. Ngày chia tay với anh chị, chúng tôi khóc sướt mướt, tuy chỉ làm việc và ở với nhau 2 ngày những chúng tôi cảm nhận được tình cảm anh chị dành cho chúng tôi, dạy cho chúng tôi nhiều điều.

Ngày nay cứ mỗi trung thu về, chính chúng tôi là những huynh trưởng của họ đạo sẽ là đứng ra tổ chức, chúng tôi lo chương trình văn nghệ, đóng các vai chú Cụi, chị Hằng nga. Chương trình được chúng tôi chuẩn bị khoảng một tháng trước nhày trung thu. Số lượng đến nhà thờ vào ngày này rất nhiều, các em thiếu nhi lên tới 1000 em trong đó các em trong họ đạo chỉ khoảng 200 em, còn bao nhiêu là các em ngoài họ đạo. Có những em bé rất nhỏ thì được ba mẹ ẵm theo. Tuy món quà không đáng bao nhiêu tiền nhưng mang lại niềm vui không ít. Chị Linh gần họ đạo, có được một bé năm nay 1 tuổi, ẵm bé lại nhà thờ, xem hết chương trình văn nghệ, rồi sắp hàng nhận quà. Tôi nói chị:

  • Bé còn nhỏ chị ẵm lại đông người mệt bé đó

Chị trả lời:

  • Trung thu một năm mới có một lần, năm nào ông cha cũng tổ chức vui lắm, mấy em ở em nào em nấy dễ thướng, múa giỏi, hát hay. Con chị nó biết lắm, em cười khúc khích suốt, nhảy nhảy lên nữa chứ.

Vui nhất là việc rước đèn, cha sở chuẩn bị cho một chiếc xe ba gác, trang trí sơn phết lại rất đẹp, cha chọn ra hai em, một em nam là chú cuội, một em nữ làm chị hằng và một dàn lân với 4 con. Tối đến cha con trong họ đạo cùng với các em ở xứ ngàn rước đèn vòng quanh thị trấn, xe chú cuội chị hằng thì lấp lánh ánh đèn, trống nổi lên các con lân bắt đầu tung múa, ánh đèn từ những chiếc lồng đèn với những hình thù khác nhau bắt đầu sáng lên, tiếng cười cười nói nói của các trẻ em bắt đầu réo rít. Cuộc rước diễn ra hoành tráng thời gian kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, điểm cuối cùng là nhà thờ, các em tham gia văn nghệ và phát quà.

Nhà nhà người người trầm trồ nói với nhau:

  • Ông cha này giỏi thật, làm cái gì cũng ư cái bụng của tôi

Vui thì vui nhưng một việc không thể thiếu là cha sở dâng thánh lễ cho các em thiếu nhi, không chỉ các em trong họ đạo mà còn cả các em ở tôn giáo bạn cũng tham dự trong thánh lễ. Các em không làm mất trật tự, rất nghiêm trang, chắc có lẽ các em ngoại đạo đã quen với việc tham dự thánh lễ tại họ đạo.

Cha không chỉ phát quà cho các em đến nhà thờ đêm trung thu, mà trước đó cha nói với ban hành giáo:

  • Các ông xem giúp cha một việc, là trình báo với chính quyền sở tại, xin phép họ cho cha tổ chức mừng trung thu sớm với các em ở vùng sâu vùng xa.

Chính quyền rất đồng ý về việc này, thế nên mọi việc diễn ra rất thuận tiện và được giúp đỡ. Cha đến những nơi xa xôi hẻo lánh, đem từng chiếc bánh trung thu, cái lồng đèn con cá, những bọc kẹo, hay những cái bong bóng đến để chia sẻ với các em. Đêm hôm ấy trời mưa phất phơ, không đến nổi làm ướt áo, nhưng cảm giác cũng xe xe lạnh. Vì chương trình cũng đã được định sẵn và mọi thứ cũng đã sẵn sàng thế nên không hủy được. Thế là chương trình phải diễn ra. Nhưng chính nhờ cơn mưa phất phơ đó nó tạo nên sự gần gũi ấm cúng trong đêm trung thu.

Cha ngồi chính giữa các em, tay vỗ, miệng cười ríu rít, hát hết bài này đến bài khác, cùng nắm tay các em múa hát. Bà Chín liền nói với bà kia:

  • Xem ông cha kìa, hòa đồng vô cùng

Bà kia liền trả lời:

  • Họ đúng là người Công giáo

o0o

Mỗi dịp đưa cha đi trao Mình Thánh Chúa trong các khu, tôi được tiếp xúc với người dân xứ ngàn vô cùng thân thiện. Hôm đó cha sở trao Mình Thánh Chúa cho ông tư Khấn xong, cha sang nhà sát bên, một bà lão đang ngồi ăn một mình. Cha hỏi:

  • Bà ăn cơm một mình à

Cụ bà trả lời:

  • Đúng rồi ông cha, tui (tôi) ở có mình ên hà, nên chỉ ăn mình ên[1]. Ông cha ăn cơm với tui.

Bà nhanh chóng vào bếp lấy chén ra, cha sở cũng ngồi ăn với bà, mâm cơm của bà gồm có canh chua cá chốt, đọt bí xào tép, miếng cá long tong kho khô, nồi cơm nóng hổi, hơi của vị ngọt xứ ngàn bay lên. Cha hỏi bà:

  • Ai nấu cho bà ăn vậy

Bà trả lời:

  • Tui nấu mình ên hà ông cha ơi

Cha hỏi:

  • Thế con cháu bà đâu

Bà trả lời

  • Tụi nó đi làm ăn xa hết chơn dòi (đi làm ăn xa hết rồi), đứa thì nó ở Bình Dương, đưa thì ở Sài Gòn, còn tui ở nhà có mình ên, tự lo cho mình.

Cha hỏi bà:

  • Thế bà có buồn không?

Bà trả lời:

  • Buồn thúi ruột ông cha ơi, nhưng dì (vì) làm ăn phải cắn răng chịu đựng.

Cha sở nhìn sang ra hàng rào của nhà bà, đã bị sập, cha hỏi:

  • Hàng rào nhà bà sao bị hỏng rồi

Bà trả lời:

  • Mấy thằng quỷ ác ôn nó nhậu vào chạy xe bạt mạng, tối nó đụng vào đó ông cha. Nó mới xin lỗi tui tức thì, rồi hứa thền[2] cho tui hàng rào mới. Bà nhanh chóng hỏi cha:
  • Ông cha ơi! Tui có thằng út mót nó ưng con nhỏ Kiều, mà coi mòi nhỏ Kiều nó cũng chịu đèn[3] rồi! Tui có nói chuyển với ảnh chỉ[4], ba má của con Kiều về hai đứa nó, ảnh với chỉ nói vào đạo của ông cha, ảnh chỉ mới gả cho tui, phải hôn không ông Cha?

Cha nói:

  • Việc theo đạo là việc không ai có thể ép buộc, ngay cả bên chúng tôi cũng không có quyền. Nhưng để cho đôi hôn nhân đó sống hạnh phúc, đạo chúng tôi mời gọi gia nhập đạo. Để sống cùng một đạo thì sẽ dễ sống hơn, so với một gia đình có hai đạo.

Bà cụ nói:

  • Việc theo đạo tui hông[5] có ý kiến dì (gì), tui thấy đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, không ai ăn trộm ăn hết hết chơn.

Cha sở cười với mặt thân thiện, cha nói:

  • Cụ ơi! Tôi công nhận là đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, không đạo nào dạy con người giết người, đầu trộm đuôi cướp, bất hiếu. Nhưng cụ biết không, đạo của tôi không chỉ là dạy ăn ngay ở lành, mà còn dạy có một Đấng yêu thương từ trên trời xuống để cứu chuộc con người tôi và cụ đó. Đạo của tôi không phải do con người lập ra, mà từ trời xuống. Thế nên vào đạo tôi là đạo của trời của thượng đế.

Bà nói:

  • Thì tui cho thằng út của tui dào (vào) dồi (rồi) đó, khi nó có cưới con Kiều. Chừng nữa tui đến nhà thờ ông cha đón tui hông?

Ca sở bảo:

  • Con sẵn sàng đón bà

Sau bữa cơm, cha sở chia tay bà, bà nói:

  • Thôi ông cha dề mạnh khỏe he, nữa chuối nhà tui chín tui đưa cho ông tư Khấn gửi cho ông cha. Chuối nhà tui chà bá[6] chái (trái) nào chái nấy bự tổ chảnh.

Cha sở:

  • Thế thì cảm ơn bà nhiều nhé.

Tôi đưa cha sở về nhà xứ, trên đường cha nói:

  • Người miền tây sống thân tình quá con nhở

Tôi trả lời:

  • Dạ, dân ở vùng này vậy đó cha, họ sống chan hòa lắm, rất thoáng, lắm khi có gì cho nấy không có tích trữ. Tất cả để hình thành tính cách họ là do môi trường sống, thiên nhiên ưu đãi phong phú thực vật và động vật.

o0o

Vọng Phục sinh năm đó! Sau thời gian cha sở đi đến các kênh xa xôi, chia sẻ đồng cảm về những nỗi khó khăn trong đời sống của giáo dân, một cột mốc lịch sử xãy ra trong họ đạo. Năm mươi gia đình rối trong họ đạo, từ khi thành lập họ đạo đến khi cha về nhận sở, đều được rỡ rối vào đêm vọng Phục sinh. Đêm hôm ấy không chỉ có đôi hôn nhân đó, mà còn có các con cháu đều được rửa tội, gia nhập hội thánh. Thánh lễ vọng Phục sinh năm ấy đã để trong lòng tôi nhiều cảm xúc khôn tả xiết. Thánh lễ xong tôi gặp cụ Chi, năm nay cụ Chi đã ngoài 80 tuổi, cụ nói:

  • Cái tuổi gần đất xa trời rồi bà mới được trở về nhà thờ, hơn 50 năm bỏ đạo không đi nhà thờ. Bởi lúc đó bà sống xa nhà thờ, nguyên kênh của bà không ai có đạo hết, chỉ mình bà. Nay cha thực hiện phép giao cho ông bà, bà vui lắm, giờ bà có thể đi nhà thờ rước lễ.

Không ít lâu sau bà về với Chúa, xung đột tôn giáo cũng xảy ra trong ngày tang lễ của bà. Bà có đứa con út theo Công giáo, và các con khác không có đạo. Trước khi hấp hối bà có nói lại với các con:

  • Các con để con út nó lo hậu sự cho mẹ, đúng như bên đạo!

Bà nắm tay con út nói:

  • Út ơi! Khi mẹ mất con nhớ nhờ cha vào làm lễ cho mẹ nha con, xin mấy ông bà có đạo lại đọc kinh cho mẹ. Mẹ bỏ Chúa lâu rồi, giờ mẹ cần Chúa lắm.

Khi cụ trăng trối các con bà đều nghe, đứa nào đứa nấy khóc xước mướt, ôm lấy bà, bà thở phào nhẹ về với Chúa. Sự khác biệt bắt đầu từ đây, người thứ hai[7] nói:

  • Theo lời trăng trối của má, con út sẽ lo việc bên đạo cho má, mấy em khác lo vòng ngoài.

Người thứ 3 nói:

  • Nó biết gì mà lo anh hai, cúng kiếng tùm lum, rồi đi mướn thầy chùa về nữa để tụng cho má.

Đứa con út nói:

  • Không được chị ơi! Má theo đạo Chúa thì bên đạo không cho cúng kiếng, phải nhờ cha lại chứ, sao lại mướn thầy chùa.

Người chị ba mặt hung hung nói:

  • Mày không cúng cho má, để má chết đói à. Mày bị điên rồi.

Chị ta nhanh chóng đi tìm con dao nhỏ, một vuông vải, một cái lược, cái thìa. Chị ta bắt đầu nấu nồi nước ngũ vị hương, và nồi nước nóng. Chị ta vừa đi làm vừa nói:

  • Mày không lo cho má tao lo

Đứa con út nói với người thứ 2:

  • Anh coi chỉ đó, má đã nói lại để em lo má về bên đạo, mà giờ chị ba làm vậy đó, tang lễ của má em không muốn có chuyện.

Người thứ hai nói:

  • Để anh sắp xếp

Anh ta lại nói với người thứ ba:

  • Ba! Anh nói em nghe, anh biết em thương má, nhưng theo lời trăng trối của má, để con út nó lo bên đạo cho má. Anh với em có biết chuyện gì mà lo, mình chỉ lo vồng ngoài như ăn uống, tiếp khách đến cúng viếng.

Người thứ ba nói:

  • Nhưng em không chịu được, cái đạo gì ngộ, chết cái không cúng cơm, không đốt nhang, không trống kèn, không lại gì hết…

Chị ta nhầm lẫn giữa Công giáo và Tin lành, hiểu được ý của em mình, người thứ hai nói:

  • Cái đó là đạo của Tin lành, còn bên này là đạo Công giáo

Sau khi tắm gội cho cụ xong, con bé út giăng cái mùng cho cụ, lấy một cái khăn trắng phủ mặt cụ. Trước đầu giường của cụ đặt một cái bàn lót khăn trắng, có một bình hoa và một cái không thể thiếu đó là cây Thánh giá. Người thứ ba không chịu được, lật đật đi bới ba chén cơm với ba đôi đũa để trên bàn, rồi nói vái gì thầm trong miệng. Tay của bà được để tràng hạt mân côi, thì người thứ ba lấy một con dao nhỏ để ngay bụng sát bên tràng hạt. Đứa con út tất bật lo liên hệ với cha sở, các hội đoàn trong họ đạo, báo cho dòng họ những ai đang theo Công giáo, để tiếp sức với con bé.

Con bé bước vào định đọc kinh cầu nguyện cho mẹ, thì nó nhìn thấy cảnh tượng người thứ ba đã làm. Con bé không kìm được cảm xúc, la lên:

  • Anh hai đâu rồi, em đã nói những thứ này bên đạo em không có. Có đâu mà chỉ cứ làm vậy.

Người thứ ba cũng nổi máu la lên, đi từ đàng sau bếp tiến thẳng lên, vừa đi vừa nói:

  • Giờ mày muốn sao? Mày để má nằm treo veo ở đó, không có một miếng cơm, miếng nước luôn à.

Con bé nói:

  • Má còn có ăn những thứ này nữa đâu mà chị cúng, giờ đây má chỉ cần cầu nguyện thôi.

Người chị ba mặt đỏ bừng lên, muốn ăn tươi nuốt sống con bé:

  • Cầu nguyện là con mẹ gì tao không biết, tao chỉ biết đây là má tao, tao cúng cho má.

Anh hai tự đàng xa nghe nhà có chuyện lớn, anh ta chạy thật nhanh về để cản lại, anh ta bước vào nói:

  • Mẹ mới mất mà chúng mày cãi nhau um xùm, xóm giềng họ chê cười. Con ba cũng vậy anh đã nói rồi để con út nó lo cho má. Còn con út nữa chị mày không biết từ từ nói.

Thế là đứa con út dẹp mấy chén cơm vào, dao để trên bụng cụ cũng đem xuống, nhưng trong lúc dọn nó phát hiện trong miệng của cụ có gạo và muối, nó không thể nào lấy ra khỏi miệng được vì hàm của cụ đã cứng. Nó biết ngay là người thứ ba làm, chứ không ai khác. Nhưng lần này do không lấy ra được nó cũng đành tâm chịu.

Một lát sau ban hành giáo khu lại đọc kinh cầu nguyện cho cụ, các khu khác nghe tin cũng đến. Nhà cụ cách nhà thờ khoảng 40 cây số, các khu khác cách nhà cụ khoảng 60 cây. Dân Công giáo mình tập lại đọc kinh cầu nguyện cho bà, cũng như gặp gia đình tang quyến để chia buồn và sắp xếp giờ lễ của cha sở và ngày chôn cất bà. Ông trưởng khu hỏi người anh thứ hai:

  • Anh định chôn cất cụ khi nào

Anh ta trả lời:

  • Dạ thưa anh, trước khi mất má có nói mọi sự để cho con út nó lo, thế nên bên anh xem sắp xếp dùm tôi về ngày giờ chôn cất má tôi.

Người thứ ba nhảy vào nói:

  • Sao được anh hai, phải đi xem thầy ngày giờ nào được để chôn, chôn bậy chôn bạ nguyên dòng họ làm ăn không nên, điều xui xẻo tới không đỡ kịp.

Trưởng khu nói:

  • Chị ba ơi! Bên đạo tôi không có tin ngày giờ chôn, chôn giờ nào ngày nào cũng được, để phù hợp với điều kiện của gia đình muốn để lâu hay ít. Đối với chúng tôi ngày nào giờ nào cũng là của Chúa cũng tốt hết.

Anh hai nói:

  • Anh cứ sắp xếp bên đạo anh dùm tôi. Con ba anh đã nói rồi mình theo sự hướng dẫn bên nhà đạo.

Ông trưởng khu nói:

  • Tôi nói rồi đó tôi không dám ra quyết định, vì tang lễ là của gia đình, chứ chúng tôi chỉ là người chỉ hiệp thông thôi, không can thiệp quá sâu. Tôi đề nghị như vậy anh xem thấy sao? Hôm nay sẽ tiến hành tẫm liệm bà, để bà lại một ngày cho khách kính viếng, các hội đoàn đọc kinh cầu nguyện, sang ngày 12h00 trưa ngày thứ ba chôn cất bà. Anh thấy vậy được không?

Người thứ hai trả lời:

  • Thế thì cũng được, để má ở với chúng tôi hai ngày là an ủi rồi.

Ông trưởng khu hồi đáp:

  • Vậy tôi sẽ báo với cha sở sẽ dâng thánh lễ tại tư gia cho cụ vào lúc 10h30 ngày chôn cất bà.

Ở họ đạo bảy ngàn của tôi hiện tại chưa có đất thánh, một phần về kinh tế chưa cho phép mua đất để làm đất thánh, vả lại người miền tây có truyền thống chôn cất người quá cố sau nhà mình. Vì đất ở miền tây khá rộng thế nên nhà nào chôn cất nhà đó. Họ cũng quan niệm khi mất, ông bà vẫn còn ở với họ, sống với họ và phù hộ họ.

Cộng đoàn đang ngồi chia sẻ với nhau về cụ thì mấy người vận chuyển quang tài đến, chiếc quan tài cũng đẹp. Nhưng mặt trước của chiếc quan tài lại có hình Vạn (), do người đi mua quan tài không biết loại quan tài dành cho bên Công giáo. Con út nhanh chóng chạy vào kêu gỡ cái chữ vạn xuống, và để quan tài trống không. Lắm lúc giữ đạo đến mức để ý đến từng nghi thức quá cũng không nên chút nào. Nhưng đều đó cũng đẹp, vì nó giúp cho người giáo dân giữ đúng luật hơn.

Nghi thức tẩm liệm bà cũng tới, con cháu tụ hợp bên cụ, mắt ai ai cũng đỏ hoe vì đã khóc rất nhiều. Nghi thức xong bắt đầu bế thi thể bà bỏ vào chiếc quan tài, đây là nơi bà gửi thi thể xác thịt mình của mình vào đất mẹ. Con cháu bu lấy cụ khốc ngất lên ngất xuống, có người thứ ba vừa khóc vừa nói:

  • Má ơi, má bỏ con, má bỏ con thật rồi má ơi! Con bất hiếu với má, má chết rồi mà còn bỏ đói má. Cơm không cúng cho ăn, nước không cho uống, vậy má ăn uống làm sao đây má ơi.

Người con út cũng rơi lệ, nhưng miệng không rớt đọc kinh cầu nguyện cho bà, hướng một lòng một trí về Thiên Chúa xin Chúa đón nhận linh hồn cụ về hưởng thánh nhan Chúa. Còn người thứ ba cứ khóc rồi lập đi lập lại những lời trách móc về việc sẽ chết đói của cụ. Anh ông hai la lên:

  • Mày có im không? Lúc má còn sống đời nào mày về thăm má, mua cho má cái này cái kia mà ăn, giờ má mất rồi cúng gì mà cúng, má có ngồi ăn dạy ăn được không?

Khi người anh hai nói ra sự thật như vậy bà ta mới chịu im. Quan tài của bà được đặt chính giữa nhà, trước mặt quan tài bà có di ảnh, nhang, đèn, hoa qua, thánh giá, nước thánh. Người thứ ba lặng lẽ đem cái thau lớn ra, cộng với một xấp giấy tiền vàng bạc, đặt trước quan tài bà. Con út nói:

  • Bên đạo em không có đốt giấy tiền vàng bạc

Người thứ 3 trả lời:

  • Bên mày không đốt thì người khác đốt, mày lấy quyền gì mà ngăn cản. Chả lẽ người ta lại viếng mẹ mày người ta muốn đốt mày nói không cho đốt.

Nói xong chị ta lại tiếp tục đi vào trong bưng mâm cơm chay ra, đặt lên bàn, con út thì không cho, bà ta thì cứ cố định đặt. Đang trong lúc này ông anh hai đang sắp xếp khăn tang để bắt đầu nghi thức phát tang. Ông ta nhìn ra thấy hai chị em lại giằng co với nhau, anh ta hỏi:

  • Cái gì nữa vậy út?

Con út trả lời:

  • Chỉ (chị) cứ bày ra những điều mà bên đạo em không cho phép. Giờ anh tính sao đi, chứ em nào lo cho má, giờ phải ngồi canh chị ba nữa, em không chịu nổi.

Người anh thứ ba nói:

  • Con ba anh nhắc mày một lần nữa, không được làm gì liên quan đến đạo, muốn làm gì phải hỏi con út mới được nghe chưa.

Bà ba vùng vãy bưng cái thau cùng với cái một đống giấy tiền vàng bạc và mâm cơm cúng vào . Mặt bừng bừng tức giận, vừa đi vừa nói:

  • Tại ảnh (anh) với con út không cho con đốt cho má nha, chứ không phải con không đốt nha má.

Nghi thức phát tang theo Công giáo cũng kết thúc, trống vang chín cái, chính thức báo tin cụ qua đời để người dân có thế lại kính viếng. Ban hành giáo cũng sắp xếp tổng cộng có sáu giờ cầu nguyện cho cụ. Lần lượt là gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi thánh thể, ca đoàn, hội đồng giáo xứ, và giờ kinh riêng của gia đình. Tang lễ ở miền tây bà con lối sớm lại viếng rất đông, họ kể lại những kỉ niệm với cụ, từ lúc biết cụ đến lúc cụ ra đi. Các cụ ở độ tuổi của cụ tỏ ra lòng hối tiếc vì mất đi người bạn tri kỷ, sống chung cùng một con kênh, giờ bà cụ bỏ đi trước.

Tang lễ ở miền tây họ đãi ăn không thua gì đám cưới, tối đến cũng có cháo khuya để đãi những người lại chia buồn. Những khách ở phương xa đến hay người dân kính viếng ban ngày họ cũng đãi những đồ món. Lắm khi một cái đám tang làm cũng vài con heo, mấy chục con vịt hay đám nào lớn làm luôn cả bò, trâu.

Do cụ bà sống rất có tình nghĩa nên khách đến viếng cũng đông, con út thì cứ lo tiếp bên nhà đạo đến đọc kinh xuyên suốt. Bà ba thấy thế liền nói:

  • Khách đến nườm nợp, mà nó ở đó đọc hết cái này tới cái kia. Có bao nhiêu đọc hoài không biết mệt. Còn tui chạy muốn chết, hết ga tới vịt, hết vịt tới heo. Chứ để bà con lại không có gì ăn thì kì.

Dân Công giáo mình thấy gia đình, khách đến quá nhiều, ai nấy cũng không dám ngồi ăn, chỉ uống vài tách trà dùng vài cái bánh. Tranh thủ đọc kinh cầu nguyện cho cụ nhanh chóng để người dân còn viếng cụ. Có những trường hợp đang đọc kinh, người thân cụ từ phương xa về không kìm được cảm xúc, nhào vào ôm quan tài, vừa khóc vừa nói:

  • Dì ơi! Sao dì bỏ con vậy dì ơi, là dì ơi. Rồi chúng nó bỏ đói gì nữa dì ơi.

Thì ra là bà ba đã đâm thọt sau lưng từ trước, về việc không cúng kiếng. Thấy gia đình xãy ra nhiều điều không hay, trưởng khu cũng lấy làm tiếc và gặp người anh hai mà nói:

  • Chúng tôi biết gia đình anh đang bất đồng quan điểm về việc tổ chức tang lễ cho bà. Anh biết đó mỗi tôn giáo có cái nhìn khác nhau về cái chết, và tổ chức cũng khác nhau. Ta không thể lấy quan điểm của ta chỉ trích hay nói này nọ cách tổ chức tang lễ người khác là thế này thế kia. Mong anh hiểu giúp chúng tôi!

Anh hai đáp lại:

  • Tôi biết điều đó, gia đình chỉ con ba, với bà dì mới như vậy thôi, chứ đại gia đình tôi không nói gì, anh cứ làm theo nguyện vọng của má là tôi cảm kích vô cùng.

Khách đến kính viếng bà rất đông, hết lượt này đến lượt kia, họ cũng xì xầm về việc không thấy cúng kiếng. Họ nói với nhau:

  • Đạo này lạ nhỉ không thấy cúng kiếng gì hết, chỉ có cho cấm nhang, trên bà thờ thì có dĩa trái cây, cùng với bình nước (bình nước thánh), cây thánh giá, cũng không thấy giấy tiền vàng mã nữa.

Một hiền mẫu nghe thấy liền chia sẻ với họ:

  • Mỗi đạo có cách tổ chức riêng, tại các ông bà không thấy nên mới thấy lạ. Đạo tôi quan niệm chết rồi là về với Chúa, không còn sống như chúng ta nữa thế nên không còn ăn uống để nuôi thân xác. Việc cúng kiếng là việc tín ngưỡng dân gian quan niệm sống sao chết cũng vậy, thế nên mới có cúng kiếng.

Họ hiểu ra là vậy, thế nên họ không bàn với nhau nữa. Bà kia hỏi chị hiền mẫu:

  • Vậy chừng nào ông cha vào tụng cho bà (làm lễ)

Chị hiền mẫu hỏi lại:

  • Theo lịch thì 10h30 ngày mai, ủa bà hỏi chị vậy

Bà ta trả lời:

  • Để tui lại coi ổng làm gì, vì lúc giờ tui chưa biết ông cha tụng như sao.

Trưởng khu tường thuật lại các vấn đế xãy ra tại gia đình tang quyến, để cha có bước chuẩn bị sẵn sàng. Cha sở nói:

  • Sau khi nghe ông kể, cha vô cùng cảm phục về tình huyết thống của họ. Họ để cho chúng ta làm theo nghi thức Công giáo là một điều rất đẹp. Có những trường hợp tang lễ như bà cụ, do hệ lụy việc rối đạo, mà con cái lắm khi mời cả thầy chùa về tụng, dù người mất là người Công giáo. Các ông làm sao đó dung hòa tôn giáo, dùng lễ tang bà cụ diễn tả lòng thương xót của Chúa và sự hiệp thông của giáo hội đối với gia đình tang quyến.

Thánh lễ cho bà cụ cũng diễn ra tại tư gia, (ở họ đạo bảy ngàn đại đa số cha sở sẽ dâng thánh lễ tại tư gia), vì gia đình tang quyến thường xa nhà thờ, di chuyển bất tiện, cùng với quan niệm chôn cất người mất sau nhà. Bên cạnh đó thì họ đạo cũng chưa có đất thánh.

Nếu như quan niệm, giây phút trước khi về với đất mẹ, người Công giáo phải làm được lễ nhà thờ. Thì đối với người xứ ngàn sự hiện diện của linh mục dâng thánh lễ tại gia là điều được xem ngang bằng. Bởi thế việc cha sở hiện diện dâng thánh lễ bà cụ nói lên tinh thần hiệp thông sâu sắc của cha sở và họ đạo đối với gia đình cụ.

Cha sở bước vào tang lễ, cha sở đi thẳng một mạch đến quan tài bà cụ, thắp ba nén nhang khấn vái bình thường như người dân xứ ngàn. Sau khi thắp nhang xong, cha không đi đến anh ông hai, hay đứa con út mà cha đi thẳng tới bà ba. Lúc này bà ba đang ở trong bếp tất bật lo đồ ăn, mồ hôi bà đổ đầy trên chán. Bà ta gặp cha:

  • Chào ông cha!

Cha lại nắm tay bà, rất thân tình và đồng cảm, cha nói:

  • Tôi vô cùng chia sẻ nổi buồn với chị, gia đình về sự ra đi của cụ bà. Quả thật đây là một điều mất mát quá lớn đối với tôi, họ đạo và đặc biệt là gia đình chị đây.

Cha sở không nhắc về chuyện chị đã làm trong tang lễ bà cụ. Trong cái tình cái nghĩa giữa người với người chị cảm nhận được sự đồng cảm của cha sở muốn chia sẻ với gia đình. Đã có thiện cảm rồi, chắc chắn mọi việc sẽ được xử lí im đẹp. Trong lúc đó con gái út, tiến đến khoanh tay:

  • Con chào cha ạ!

Cha sở:

  • Cha chào con, con mệt lắm không? Cố gắng lên con, phó thác mọi sự cho Chúa con nhé. Có Cha ở đây rồi con đừng lo!

Cha nói tiếp:

  • Anh hai của con đâu rồi út!

Con bé út dẫn cha đến gặp anh hai nó, lúc này ông anh hai đang tất bật xem lại cái nguyệt xây đã xong chưa, tay chân còn lắm bùn. Cha sở không sợ dính đồ, cha ôm anh bằng cái ôm thân tình, tay cha vỗ nhẹ vào vai anh, và nói:

  • Cố gắng lên anh nhé, tôi xin chia buồn với anh, và gia đình.

Không biết làm sao anh ông hai rơi nước mắt, chắc có lẽ anh ta cũng cảm nhận được sự đồng cảm của cha sở, anh ta vừa ức ức nói:

  • Cảm ơn ông cha nhiều, xin ông cha khấn dái (vái) cho mẹ tui.

Cha sở nói:

  • Anh yên tâm mẹ anh đang ở bên Chúa.

Trong bài giảng cha sở nói:

  • Bà cụ 50 năm không đi nhà thờ, không tham dự thánh lễ với họ đạo. Nhưng điều đó không có nghĩa bà quên Chúa, quên họ đạo. Trước khi bà về với Chúa, bà đã tìm lại con đường, ngôi nhà họ đạo, bà sống trong ân sủng của Chúa đến cuối đời. Quả là hồng phúc cho bà, khi ngày hôm nay bà được mọi thành phần trong họ đạo đến cầu nguyện cho bà. Tôi nghe mọi người chia sẻ rằng bà là người phụ nữ chịu thương chịu khó trong cuộc sống, mình bà lặn từng thau ốc, bắt từng con cá, chặt từng cây chuối để nuôi con cái nên người. Nay bà đã về với Chúa, hoa trái bà để lại là đàn con lũ cháu thành công.

Cha sở nói tiếp:

  • Tôi có nghe ông trưởng khu đây trình bày về việc mâu thuẫn của gia đình về việc cúng kiếng cho bà cụ. Khi tôi nghe vậy tôi thật cảm phục về chữ hiếu của chị ba đây. Theo quan niệm dân gian Việt cái chết là một cõi đi về thế giới bên kia – cõi âm. Người Việt dùng từ “về”để chỉ ra quan niệm về cái chết là một sự chuyển bước, từ một kiếp sống này sang kiếp sống khác. Thế nên sống sao thì khi chết cũng vậy, việc chị cúng cho cụ đây là hoàn toàn đúng theo quan niệm dân gian.
  • Nhưng theo đạo chúng tôi đồ ăn thức uống chỉ để nuôi thân xác bằng xương bằng thịt thôi, chứ không nuôi được linh hồn. Khi cụ bà mất thì linh hồn sẽ thoát ra khỏi thân xác, linh hồn bà không còn ăn được những thứ chúng ta cúng, hay xài tiền bằng việc chúng ta đốt giấy tiền vàng bạc.
  • Ngay cả các nhà sư Phật giáo cũng đã lên tiếng việc cúng cơm và đốt vàng mã này rất nhiều, và cho rằng nghi lễ này không nằm trong Phật giáo, mà nó chỉ là nghi lễ dân gian. Lắm khi người tín đồ tin một cách quá mức dẫn đến mê tín, không thực hiện các nghi thức này xem là bất hiếu hay cha mẹ chết đói.
  • Sau cái chết người Công giáo quan niệm có ba tình trạng: trước tiên là luyện ngục là tình trạng tín đồ chết trong ơn nghĩa với Chúa qua việc kết hợp mật thiếu trong đời sống tôn giáo, nhưng còn thiếu xót một số lỗi nhỏ, thế nên cần một thời gian thanh luyện để được hưởng thiên đàng. Thiên đàng là tình trạng tín đồ trước khi chết sống đúng luật Chúa và hội thánh, mà không bị vướn mắc các lỗi dù là nhỏ hay trải qua thời gian thanh luyện (luyện ngục) sẽ được hưởng thiên đàng. Tình trạng này là tình trạng viễn mãn đời đời không tái chuyển luân hồi. Hỏa ngục là một tình trạng dành cho tín đồ khi sống dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh, tình trạng này được diễn khóc lóc nghiến răng, thiêu đốt bằng lửa, hình phạt đầy đau khổ.
  • Từ các tình trạng sau chết người Công giáo quan niệm về sự hiệp thông trong giáo hội. Giáo hội lữ hành dành cho các tín đồ còn sống, giáo hội đền tội dành cho các tín đồ đã chết (luyện ngục hay hỏa ngục), giáo hội khải hoàn. Trong mầu nhiệm hiệp thông Công giáo tin rằng các giáo hội này có mối liên hệ với nhau. Các tín hữu còn sống có thể cầu nguyện, làm việc phúc đức, tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho các tín đồ đã chết đang ở luyện ngục. Các tín đồ được lên thiên đàng hay đền tội ở luyện ngục xong được lên thiên đàng cầu nguyện cho các tín đồ còn sống cũng như đang ở luyện ngục. Các tín đồ đã chết không còn cơ hội tạo công đức nữa, phù thuộc hoàn toàn vào lời cầu nguyện của tín đồ còn sống và các thánh. Người Công giáo quan niệm tất cả ơn ban chết sống đều do Thiên Chúa ban phát, còn tín đồ các thánh chỉ là cầu xin chuyển cầu.

Cha sở nhìn con út và nói:

  • Út nè! vì má con mà con đừng giận chị ba con, chị con cũng thương mẹ con nên mới thế. Chị ba cũng thế, đừng giận con út tội nghiệp nó, tất cả chúng ta ở đây cũng vì bà cụ. Mỗi người ở đây đều thương bà cụ và gia đình, đồng cảm với gia đình trong thời gian này. Đều chúng ta có thể làm bà cụ là hoàn thành ước nguyện của bà là thực hiện nghi thức của Công giáo, cầu nguyện cho bà. Chỉ có cầu nguyện mới giúp được bà. Giờ đây xin mời tất cả chúng ta đứng lên chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho bà.

Sau thánh lễ cha sở cũng đưa bà ra tới phần mộ, làm phép mồ. Mỗi người tham dự lễ tiễn đưa bà đều lấy một nắm cát để xuống phần mộ bà, nói lên con người vốn là cát bụi thì sớm hay muộn cũng trở bụi tro. Sau khi chôn cất bà xong, trong khu đến nhà tư gia đọc kinh cầu nguyện cho bà, không chỉ đọc kinh 3 ngày liên tục, mà còn lễ cúng chung thất (là lễ sau 49 ngày), lễ cúng cơm 100 ngày. Trong những ngày này gia đình không cúng kiếng gì, mà chỉ quy tụ cầu nguyện. Lượng người đến cầu nguyện cho bà rất nhiều. Làm cho bà ba đặt câu hỏi với con út:

  • Út ơi! Sao chị thấy má mất rồi, mà mỗi dịp lễ cúng kiếng má, mấy người bên đạo đều lại vậy?

Con út nói:

  • Bên đạo em vậy đó chị, luôn san sẻ với nhau vui buồn, luôn hiện diện với nhau.

Chị ba nói:

  • Chị thấy thích lắm, nhớ ngày má mất dù chị có này nọ mà họ không giận, mà sau khi má mất họ đến đọc kinh 3 ngày liền, rồi 49 ngày, 100 ngày cũng không bỏ gia đình mình.

Chị ta nói tiếp:

  • Tuần sau em đi nhà thờ, em dẫn chị đi với.

Thế là út nó dẫn chị ba đi lễ hàng tuần, dần dần chị ba của út mến đạo. Một hồng ân được Chúa ban, chị ba cũng được rửa tội, chị ta chia sẻ:

  • Con trở lại vì mẹ con và mấy người trong họ đạo làm cho cảm nhận được sự yêu thương trong đạo.

Với một xứ truyền giáo như họ đạo bảy ngàn việc đụng chạm với tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo bạn là điều không thể tránh khỏi trong công cuộc truyền giáo. Ta phải có thái độ dung hòa, cởi mở lắng nghe quan niệm của họ, để dùng chính quan niệm của họ mà giới thiệu Chúa cho họ, theo cách họ nghĩ. Ta không cần nói với họ giáo lí ta như thế nào nhưng ta hãy sống với đúng giáo lý dạy, chắc chắn tha nhân cũng nhận ra Chúa, mà theo Chúa.

o0o

Tỉ lệ di dân đến Bình Dương, Sài Gòn hay các nước cần người lao động xãy ra ngày càng nhiều trong họ đạo. Vì chén cơm manh áo mà giáo dân đã bỏ xứ đi đến những vùng đất xa xôi để kiếm sống lo cho bản thân, gia đình. Sống với những môi trường văn hóa khác nhau, hay nặng hơn là môi trường có thể đánh mất đức tin. Hiểu được sự gian khổ của giáo dân trong họ đạo, cha sở luôn trăn trở làm sao để giúp họ. Không thể nào giúp họ về vật chất được, ngay cả họ đạo cũng rất nghèo, vì chính những người giáo dân trong họ đạo đâu có ai giàu đâu, mà họ đạo giàu được.

Mỗi năm dịp tết xuân về, cha đi đến từng gia đình mời các con cái trong họ đạo làm ăn xa, hay đi học xa lâu lâu mới về một lần. Cha hẹn con cái mình vào mùng 2 tết hàng năm. Cha con ngồi với nhau chia sẻ về kiếp tha phương cầu thực. Một chị ở kênh tám ngàn chị chia sẻ:

  • Cha ơi! Đi xa chúng con nhớ con cái mình, gia đình và họ đạo lắm. Con cái chúng con phải gửi về cho ông bà nội hay ông bà ngoại nuôi, còn vợ chồng chúng con phải lên tận bình dương làm để kiếm tiền. Lương chúng con một tháng độ được 6 triệu một tháng. Chúng con dành dụm một tháng cũng được vài triệu để gửi về cho ông bà nuôi nấng con cái giúp con. Mỗi lần đi làm về thấy mấy đứa nhỏ chạy đùa với ba mẹ, mà lòng chúng con thoát lên vì nhớ con. Nhà trọ chúng con thì kế nhà thờ, mỗi lần chuông nhà thờ vang lên, nhớ họ đạo lắm cha ơi. Tết năm nào con về con cũng ra nhà thờ trước tiên tạ ơn Chúa, sau là hỏi thăm sức khỏe cha và mọi người.

Một sinh viên học ở sài gòn, chia sẻ:

  • Con là sinh viên năm 3 đại học, sống trên sài gòn, tuy môi trường trên đây rất thoải mái cho chúng con học tập và làm việc. Nhưng con không hiểu tại sao con lại rất thích tham dự thánh lễ tại họ đạo. Ở trên Sài gòn con thấy người ta sống đạo hờn hợt lắm, đi lễ toàn ở mấy gốc cây, hay trên những chiếc xe, cha làm lễ thì kệ tay vẫn bấm điện thoại, nói chuyện thoải mái. Nhìn họ đạo mình mà con thèm được ở đây tham dự thánh lễ mãi.

Cha sở nói:

  • Cha rất đồng cảm và cầu nguyện cho chúng con luôn mãi, cầu nguyện cho chúng con xin Chúa gìn giữ chúng con. Cha biết các con dù đi làm hay đi học xa nhà rất cực nhọc. Nhưng dù cực hay bận cỡ nào, các con hãy hứa với Cha các ba điều sau đây: (1) Không bao giờ được bỏ kinh sớm tối, đọc không cần nhiều ba kinh thôi: 1 kinh lạy cha, 1 kinh kính mừng, 1 kinh sáng danh và cầu nguyện với Chúa. (2) Không bao giờ được bỏ lễ Chúa nhật, gán sắp xếp công việc của mình để tham dự thánh lễ. (3) Luôn là người trung thực không gian lận trong công việc và học tập. Chỉ cần 3 điều này, chúng con cũng đã sống đạo và truyền giáo rồi.

Cha con sống trong tình Chúa qua bí tích giải tội và thánh lễ, sau thánh lễ cha con ngồi lại với nhau dùng ít bánh và nước. Cha sở cũng lì xì cho các anh chị, ó người nói:

  • Đây là tiền hên tiền của cha sở lì xì, tôi sẽ không xài nó, mà giữ nó để làm kỷ niệm.

Thật đẹp biết bao khi cha con sum họp một nhà, hiểu được cảnh cực khổ của con chiên mình, đem mùi chiên vào mùi mục tử. Để cầu nguyện chia sẻ với con cái của mình. Điểm tô đời mục tử của mình bằng cách đồng hành với những khó khăn của giáo dân trong họ đạo.

o0o

Chắc có lẽ nếu đem ra để nói ai nhận nhiều ơn của họ đạo nhất, chắc có lẽ chính tôi sẽ đứng lên và mạnh dạn nói: “chính là tôi”. Quả thật nếu không có họ đạo và cha sở dưỡng nuôi và dạy dỗ tôi, chắc có lẽ tôi không biết tôi là ai trong ngày hôm nay. Tôi không tin vào cơ duyên mà tôi tin vào ân ban của Chúa thông qua Cha sở và họ đạo.

Một bi kịch xãy đến gia đình tôi đáng lí ra tôi không muốn nhắc, nhưng tôi nói ở đây là để nói lên một điều Chúa đã thực hiện cho tôi phép mầu, mà đến giờ tôi vẫn chưa hình dung được. Năm 2010 ba mẹ tôi ly thân không ở với nhau nữa, ở độ tuổi mới lớn tôi phải đối diện với nghịch cảnh gia đình. Tôi không xem đó là một điều nhục nhã, mà xem đó là một thử thách Chúa gửi đến cho tôi. Gia đình ai mà không có chuyện, không chuyện lớn thì chuyện nhỏ. Cái quan trọng ở đây ta đối diện với nó như thế nào. Tôi nhớ lúc còn nhỏ đúng 3h chiều là tôi quỳ gối trước ảnh lòng Chúa thương xót cầu nguyện cho ba mẹ được ở lại với nhau.

Một buổi sáng tinh mơ, đang trong mùng đang say giấc, còn mẹ tôi thì đang đun nấu nồi rượu, từng giọt rượu gốc chảy qua ống hơi rớt xuống cái can nhỏ. Một tiếng chuông điện thoại vang lên, đó là tiếng chuông điện thoại của mẹ, tôi còn trong mùng thì tôi nghe nói:

  • Phải chị liên không?

Mẹ tôi trả lời:

  • Dạ đúng rồi, ai vậy ạ

Một tiếng đàn ông phát ra từ cuộc gọi bên kia:

  • Cha sở đây! Chị khỏe không?

Mẹ tôi vội vả trả lời:

  • Dạ con khỏe thưa cha.

Lúc này mẹ tôi cũng lo lắng lắm không biết tại sao cha sở lại gọi, cha nói:

  • Cha định nhờ xin Cảnh ra xem nhà thờ dùm cho cha, để cha đi công việc.

Thế là sau cuộc gọi của Cha sở tôi cuốn gối lên đường, đem tập vở theo để đi học. Đến giờ tôi không biết tại vì sao lúc đó tôi lại đi nữa, vì ở tuổi lớp 10 ở nhà xứ một mình là điều không thể tưởng tượng được. Ngày tôi ra nhà thờ thì cha sở đã đi trước, cha để lại cho tôi 200 ngàn từ tay chú Tuấn. Tôi cũng không hình dung được lúc đó tại sao tôi sống được nữa, tự nấu ăn, tự đóng cửa nhà thờ buổi tối rồi đi ngủ.

Hằng ngày tôi phải đạp xe đạp về quê cách 30 cây để đi học. Tổng đoạn đi đoạn về là 60 cây số mỗi ngày. Vừa đi tôi vừa mở nhạc thánh ca mà nghe, vừa đi vừa cầu nguyện, thế nên thánh ca bài nào tôi cũng thuộc nhưng có điều hát không được hay mà thôi.

Tôi nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên ra nhà thờ ở, bé Vy con cô Hương, đem cho tôi một ly sinh tố đu đủ. Mèn đét ơi ta nói nó ngon, và lần đầu tiên biết sinh tố là gì. Thời gian trôi qua tôi ở với cha sở, và cứ thế hằng ngày tôi đạp 60 cây mỗi ngày đi học, 3 năm liền. Những ngày cha sở đi vắng lắm khi gấp quá cha cũng quên cho tiền tôi ăn, nhờ có Cô Ca, dì hai Phượng, cô Hương và những cô chú xung quanh nhà thờ nấu cơm cho tôi ăn. Tôi được lớn lên không chỉ được bao bọc bởi cha mẹ,mà có cha sở, và những người thân cận trong họ đạo.

Mọi người trong họ đạo đại đa số đều thương và quý mến tôi cả. Mỗi lần đem đồ ăn cho cha sở thì tôi cũng không mất phần. Ai gặp tôi cũng hỏi thăm tôi, lo lắng cho tôi, tôi cảm nhận được sự ân cần lo lắng từng người trong họ đạo.

Tôi nhớ một kỷ niệm là tôi khó quên và từ đó hình thành nhân cách của tôi. Cha sở cho tôi ở một cái phòng chung, đã là phòng chung thì có người này người khác, thế nên việc bề bộn là chuyện rất thường tình. Một hôm tôi nghe một tiếng phát ra từ phòng tôi, đó là tiếng cha sở:

  • Cảnh ơi!

Mỗi lần nghe tiếng cha sở là tim tôi loạn lên, tôi chạy một mạch lại, và thưa:

  • Dạ cha gọi con.

Tay của cha cầm một cái ca đóng đầy rong, cha hỏi:

  • Cái này để dội đầu con tắm hàng ngày hả

Tôi trả lời:

  • Dạ.

Mặt cha nổi bưng đỏ lên:

  • Mày lo chùi cái ca rồi sử dụng, đóng rong như thế này để xài được ư, nhà vệ sinh trong phòng mày dơ lắm rồi kìa.

Cha sở được mệnh danh là nóng tính, lắm khi ngài không kìm được cảm xúc của mình. Tôi nhớ lúc đó tôi bị sốc tâm lí lắm, tuy không khóc trước mặt cha nhưng tối về khóc, và tự trách nói trong lòng:

  • Phòng này là phòng chung chứ đâu phải phòng riêng đâu mà bắt con làm dữ vậy.

Từ dạo đó cái nết của tôi cũng không vừa, sau khi vệ sinh xong tôi khóa cửa nhà vệ sinh lại luôn, hằng ngày ra nhà sinh công cộng mà tắm rửa. Tắm độ 3 tháng ngui ngoai cơn giận mới mở nhà vệ sinh ra tắm lại. Giờ đây ngồi nghĩ lại lắm lúc cũng buồn cười, đúng là mình ở dơ thật. Đó là những gì gọi rất là con người của cha con tôi, lắm khi như thế mà cha con hiểu nhau hơn.

Tôi cũng không quên các bà trên sài gòn, mỗi lần về đều mua cho tôi quần áo, lắm khi cho tôi tiền. Mà không tôi hiểu vì sao các bà lại dấu cha sở không cho cha sở biết. Mỗi lần cha sở vào phòng, các bà mới đem đồ cho tôi, hay lúc tôi ở trong bếp mới nhét vào tay tôi tiền. Lúc bấy giờ đồ tôi mặt đều do bà Hai mua, dép tôi mang đều cô Dung sắm, còn cô Thanh, chị Sương thì cho tôi tiền, mỗi lần cho ít nhất cũng 200k. Tôi nhớ mãi các ân huệ mà các bà cho tôi, tôi không thể nào quên được. Đúng là ân huệ Chúa gửi đến vị thật sự tôi chả làm được gì cho các bà, chỉ là do các bà thương tôi thôi.

Mùa ôn thi đại học năm đó, tôi lo học mãi nên ngủ quên từ khi nào không hay, cha sở gọi nhẹ:

  • Cảnh ơi! Thức dậy ăn cơm con!

Lúc này tôi tỉnh dậy, hết cả hồn vì tôi chưa nấu cơm, cơm đâu mà ăn. Nhưng không ngờ cha sở xuống nấu trong lúc tôi ngủ, và đó chính là bữa đầu tiên cha sở, từ khi tôi ở với cha sở. Nhưng than ôi! Cha sở làm đồ ăn mặn lắm, không biết ngài nấu làm sao cà chua xào trứng mà như trứng kho cà chua. Tôi ăn mà không dám nói, gán nuốt cho qua.

Cha sở hỏi tôi:

  • Con chọn ngành gì?

Tôi trả lời:

  • Dạ con chọn ngành sư phạm ngữ văn

Lí do học sư phạm sẽ không tốn tiền học phí. Trong thời gian đi học sẽ làm thêm để kiếm tiền đi học. Tôi thi đại học cũng xong, cái tội ngu năm đó đã làm tôi không đậu đại học trường công mà phải học trường tư hoặc học cao đẵng. Mà hai hệ đại học tư không có ngành sư phạm mà cao đẵng thì có nhưng chỉ dành cho những ai có hộ khẩu ở Cần thơ. Tôi thì thuộc tỉnh hậu giang, lúc này tôi không biết phải làm sao. Thật sự ba mẹ tôi ở nhà không có khả năng lo cho tôi học đại học, và ba mẹ tôi cũng đã tính chỉ cho tôi học hết lớp 12 là nghỉ được rồi vì không có khả năng. Trong thâm tâm tôi rất muốn đi học, vì tôi biết được rằng chỉ có học mới giải thoát tôi khỏi sự dốt nát và cơ cực của ba mẹ.

Cha sở biết điều đó, ngài âm thầm gọi ba mẹ tôi ra nói chuyện. Ba nói với tôi:

  • Ba vừa ra gặp cha sở, ba bảo con cứ học đại học.

Tôi hỏi:

  • Nhà mình có tiền đâu mà học vậy ba

Ba nói:

  • Cha sở ngoài đó nói cha sở sẽ lo cho con hết tiền học phí, ba mẹ thì lo tiền ăn uống.

Tôi mừng hết lớn vì mình học được đại học. Tôi vội ra trường hoàn tất việc chọn ngành và chuẩn bị các giấy tờ liên quan. Có hai ngành tôi phù hợp với tôi, tôi thấy ngành Văn học và Việt Nam học. Tôi chọn ngành Việt Nam học vì tôi thích văn hóa Việt Nam. Đêm hôm đó cha sở là làm việc trong phòng, tay tôi đang cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học tư, và số tiền học phí. Tôi nhớ in in số tiền 6.400.000 vnd là tiền học phí học kì một. Tôi vào nói:

  • Dạ thưa cha con gửi cha giấy thông báo đóng học phí học kì một.

Cha gật đầu và nhận lấy, tôi vội chạy ra ngoài vì tôi không đủ can đảm đối diện với việc xin tiền cha. Lúc đó tôi cũng không dám hỏi hay dám nói xin tiền gì hết, vì rất ngại.  Sáng hôm sau cha sở cầm một cái phong bì trong này có tiền, cha đưa cho tôi và nói:

  • Cha gửi con tiền học phí, cố gắng học hành nha con.

Lần đầu tiên trong đời tôi cầm được số tiền lớn như vậy, hai tay tôi rung rung, tim đập loạn xạ. Miệng rung rung và đáp lời:

  • Dạ con cảm ơn cha.

Cha vỗ vai tôi, và nói:

  • Học tập phát sinh chi phí cứ việc nói với cha.

Mỗi lần nói với cha về việc xin học phí tôi rất lo sợ, nhưng ai ai cũng công nhận một điều ngài rất hiền hòa khi cho tiền hay đưa tiền bất kì ai, không đưa ra một điều kiện gì, nhưng làm cho họ cảm nhận được sử dụng số tiền đúng mục đích với tinh thần trách nhiệm cao. Đêm hôm ấy tôi mạnh dạn hỏi ngài:

  • Tại sao cha lo cho con, cha cho con lí do đi

Ngài im lặng một lát, ngài quay sang tôi và nói:

  • Vì cha thương con, và mọi người trong họ đạo ai cũng thương con. Con sống rất chan hòa với mọi người, nên thương con lo cho con vậy thôi.

Tôi nói với cha:

  • Con sợ cha và họ đạo hi vọng con sẽ đi tu, nên mới lo cho con.

Cha sở cười và bảo:

  • Ơn gọi đi tu là một huyền nhiệm, không phải ta xứng đáng công đức hay tài giỏi gì, mà là do Chúa thương và Chúa gọi. Thế nên Chúa đã gọi và chọn con, thì con không thoát được đâu.

Ngài nói tiếp:

  • Cha không ép con đi tu đâu, đi tu là quyền tự do, cha không thể nào ép được.

Lí do tôi hỏi như vậy là vì tôi sợ mọi người trong họ đạo khoác cho tôi một chiếc áo là đi tu thế nên cha sở mới lo. Tôi rất lo điều này, vì ơn gọi thánh hiến là một ơn gọi như không Chúa ban, Chúa chọn, chứ không phải thích là được làm linh mục, dù thích là một yếu tố cần để đi tu.

Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lí sẵn sàng nếu ngài và họ đạo bắt tôi phải đi tu, tôi sẽ xin nghỉ học ngay, vì tôi sợ mình sẽ không làm được. Nhưng qua lời chia sẻ của cha sở tôi yên tâm nhiều hơn. Cha sở lo cho tôi hết 4 năm đại học, không chỉ học phí mà còn những chương trình học ngoài đại học.

Ai ai trong họ đạo hay họ đạo khác đến thấy tôi ở với cha sở, đều hỏi tôi:

  • Con có đi tu không?

Tôi sẳn sàng trả lời:

  • Dạ không?

Thà nói không để có đường nói lại khi mình không đi, còn hơn là nói có khi mình không đi được. Tôi nghĩ họ quan tâm tôi thế nên mới hỏi như vậy thôi, và tôi cảm nhận được sự khao khát người đi tu của giáo dân trong họ đạo. Vì thật sự hơn 50 năm qua từ ngày thành lập họ đạo đến giờ, chưa một ai trong họ đạo đi tu làm linh mục cả. Cha sở cũng nhiều lần nhắc nhở họ đâọ phải cầu nguyện cho ơn gọi thiên triệu tại họ đạo. Gợi ý giáo dục con cháu về sự hồng phúc của ơn gọi thánh hiến. Để các em qua đó có thể cảm nhận được tiếng Chúa gọi.

Để trả lời cho câu hỏi, tại vì sao hiện tại trong họ đạo chưa có ai đi tu làm linh mục, thì ta không thể nào trả lời được một cách chính xác tại vì sao. Nhưng ta có thể xác định chính xác được rằng, ơn gọi linh mục là ơn Chúa gọi và chọn. Bên cạnh đó ta có thể cảm nhận được lí do tại vì sao họ đạo ít ơn gọi. Thứ nhất là đa số giáo dân trong họ đạo chỉ đi lễ ngày chủ nhật, vì nhà rất xa nhà thờ, môi trường đạo đức ở nhà thờ chưa thấm sâu vào các trẻ em. Thứ hai, chưa ai nói với người trẻ về sự cao quý của ơn gọi đi tu, hay có nói thì chỉ nói cho qua loa. Thứ ba, vì điều kiện kinh tế mà khi người trẻ lớn lên phải phụ giúp gia đình thế nên cái ngọn lửa dâng hiến lắm khi đã bắt lửa, nhưng không cháy nổi và tắt từ từ theo thời gian.

Tôi nhớ năm đó, cha sở ngồi với cô Ngọc Anh, thầy Tuấn, cô Phượng và một số người. Cha sở cũng chia sẻ về ơn gọi dâng hiến tại họ đạo, cha quay sang tôi và nói:

  • Cảnh thì đi tu được, nhưng vì gia đình đang gặp vấn đề nên không thể xét được. Vì trong thông báo của giáo phận phải xuất thân từ gia đình đạo đức.

Mẹ tôi cũng nói với tôi:

  • Gia đình mình như vậy có ai nhận con đi tu không?

Tôi nói với mẹ:

  • Nếu Chúa chọn và gọi thì hãy để Chúa lo, còn mình hãy khao khát, phó thác cho Chúa và cộng tác với Chúa để chỉnh sửa.

Thật vậy trong lúc đó, ba mẹ tôi đang ở riêng với nhau, dòng họ tôi cũng không mấy đạo đức theo luật giáo hội. Tôi nhận thấy việc xét thông tin gia đình của ứng sinh đi tu là một điều kiện cần và đủ để chọn lựa ứng sinh. Tôi nhớ mẹ tôi kể lúc trước đi tu phải xét đến hai ba đời để xem môi trường đạo đức như thế nào, mới nhận ứng sinh vào dòng hay chủng viện. Vì môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn với ứng sinh, hình thành nhân cách, quan điểm về mọi việc, thì gia đình chiếm phần lớn trong việc hình thành này.

o0o

Biến cố cháy nhà xứ năm ấy, tôi mới biết thật sự mình rất thương cha sở. Nữa đêm tôi đang ngủ say giấc thì chiếc quạt đột nhiên tắt, làm tôi tĩnh dậy. Có một mùi khét bay vào mũi tôi, tôi nghĩ chắc do quạt bị cháy, thế nên ngồi dậy tắt quạt. Nhưng mùi này không phải là mùi khét của quạt mà là mùi của quần áo, salon. Tôi mở cửa bước ra khỏi phòng để xem nhà thờ có gì không? Tôi lần bước trong đêm lúc này khoảng 3h sáng, mắt nhắm mắt mở đi tìm, tôi lội qua nhà thờ thì không thấy gì cháy. Chúa ơi! Tôi bước ngàn phòng cha sở, một đám cháy thật lớn phát ra từ trong phòng khách, và trước khi tôi đi ngủ cha còn vẫn còn ở trong phòng đó, và cha cũng hay ngủ phòng đó. Tôi thấy đám cháy tôi hốt hoảng, không biết làm sao, chạy nhanh vào phòng lấy điện thoại ra gọi cho ông Từ:

  • Ông Từ ơi, nhà thờ bị cháy ông từ ơi.

Tôi lật đật chạy lấy chìa khóa để mở cửa cho ông Từ chạy vào, hai ông cháu lúc này không biết làm gì hết. Ông Từ chạy lấy cái xà beng nại nại cái cửa, sức già không đủ sức, sức tôi thì cũng giống như sức ông già, chả làm gì được. Ông Từ quay sang tôi:

  • Cha sở cỏ trong này không?

Tôi không biết cha sở có ra khỏi phòng hay không, hay ngài ngủ trong đó, rồi chập điện day điện rớt xuống trúng ngài, rồi bắt đầu hoảng hoạn. Tôi trả lời:

  • Con không biết nữa, cứu cha của con ông Từ ơi, cha ơi đừng bỏ con.

Tôi khóc mò trời la lối lên, tay tôi lấy cây xà beng từ tay ông Từ, con ông Từ chạy đi giựt chuông nhà thờ. Tôi lấy cây xà beng đạp vào cửa cho kiếng vở ra, để xem cha sở có trong đó không. Trong lúc tôi đập cửa và ông Từ giật chuông thì cha sở từ trong phòng ngài bước ra và hỏi rất thơ ngây:

  • Có chuyện gì vậy ông Từ

Vậy mà tôi kêu cửa từng phòng mà chẳng thấy ngài lên tiếng, giờ ngài bước ra tôi vừa nhẹ lòng vừa thấy tức. Nhẹ lòng vì ngài vẫn còn sống, tức vì gọi ngài chả nghe. Tôi tưởng đâu cuộc đời của tôi kết thúc bằng đám cháy trong phòng, nếu ngài mất ai sẽ là người nuôi dưỡng dạy dỗ tôi nữa.

Ngài nhanh chóng lấy chìa khóa mở cửa để dập đám cháy, lúc này tôi nhào lại ôm ngài mà khóc nức nở không nói nên lời. Ngài nói:

  • Thôi không sao cha còn đây, đừng khóc nín đi nín đi.

Ngài vừa nói vừa vỗ vai tôi, lúc đó mới cảm thấy quả thật tôi không thể sống thiếu ngài. Sau ngày đó cả họ đạo chọc tôi là mít ướt, các ân nhân xuống thăm họ đạo cũng hỏi tôi nhiều về đêm cháy hôm ấy. Hậu quả đêm cháy hôm đó làm tổn thất rất nhiều cơ sở, cha sở phải sửa chữa lại rất nhiều.

Giáng sinh năm đó trời đất giao hòa, ba mẹ cũng giao hòa với nhau. Tất cả cũng nhờ vào sự hàn gắn của cha sở và họ đạo đã cầu nguyện rất nhiều. Điều mà tôi chỉ cần trong cuộc sống này là nhìn thấy ba mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Trong sự gian khó thử thách tôi tìm được niềm vui trong ơn Chúa, giúp tôi biết phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Chúa, gắn bó với Chúa nhiều hơn.

o0o

Giáo dân trong họ đạo ngày càng đông, nhiều người trở lại đi nhà thờ, các hội đoàn sinh hoạt mạnh hơn trước rất nhiều. Dù xa nhà thờ nhưng mọi sinh hoạt trong họ đạo vẫn phát triển, và phát triển nhất là thiếu nhi thánh thể. Thấy được nhu cầu cơ sở để phát triển họ đạo hơn, cha sở đã đi đến việc nâng cấp và xây dựng nhà xứ và nhà thờ. Nhà thờ lúc bấy giờ đã hơn 50 năm các vách tường đã nức, rong đóng do bị ảnh hưởng mùa nước nổi. Có những chặng mưa xảy ra, nước lên ngập cả sân, nhà xứ và nhà thờ. Cha con lại cùng nhau múc từng thau nước từ trong phòng, trong nhà thờ ra để tham dự thánh lễ. Tôi nhớ mãi cha ngồi múc từng thau nước và nói:

  • Ước gì giờ họ đạo mình có tiền để cha sang sửa lại, chứ kiểu này thấy các con cực khổ quá, cha không chịu được.

Từ những bâng khuâng đó, cha đã bôn ba khắp nơi của các nhà thờ. Cha xin từ Cần thơ, Sài Gòn, rồi đến Xuân Lộc. Cha cùng với hội đồng giáo xứ đi xin, nghe được kể lại, hôm xin tiền tại Giáo xứ Tân Phú, ban hành giáo tại giáo xứ có chuẩn bị phòng riêng cho cha, và một phòng tập thể cho các ông. Nhưng cha sở không ngủ phòng riêng, mà cha vào ngủ tập thể với các ông. Tôi về có hỏi ngài, thì ngài trả lời:

  • Cha muốn đồng hành cùng các ông, cha không thể nằm ngủ máy lạnh, mà để các ông ngủ máy quạt mà nằm lăn lóc như vậy.

Quả thật ngài không xem ngài là cấp trên, quyền lực, ăn trên ngồi dưới. Mà ngài xem mình là bạn là người thân cận với mọi giáo dân. Chính sự bình dị này mà ai ai trong họ đạo cũng yêu mến ngài.

Cuối cùng sự trông đợi của ngài đã được Chúa ban. Sau những ngày tháng ngài buôn ba đi xin tiền, và được sự cho phép của Đức Giám Mục và chính quyền, ngài tiến hành sửa chữa và xây dựng nhà xứ, nhà giáo lí và nhà thờ. Mãi đến khi ngài về hơn 50 năm, họ đạo mới có nhà giáo lí, trước đó chúng tôi phải lấy ghế ngồi xung quanh nhà thờ, hay trong nhà thờ, chứ không có phòng ốc đàng hoàng để học. Có những hôm đang học trời mưa đến cả lớp xách dép, tay vở ghế, thầy trò, cha con chạy như giặc.

Tôi nhớ trong quá trình xây dựng cha sở lúc nào cũng xắn quần xắn áo lên, trộn từ mẻ hồ, đem từng dây kẻm, viên gạch cho các ông xây dựng. Luôn quan tâm đến an toàn của người xây dựng. Với một cái nón lá, bộ quần áo mà thợ hồ hay mặc cha khoác lên, đứng dưới nắng theo sát quá trình các ông làm việc. Cha con kết thúc ngày làm bằng bữa cơm đạm bạc, cùng nhau chia sẻ cực khổ đã trải qua. Đưa các công việc cho ngày mai, để thúc đẩy việc xây dựng càng nhanh càng tốt. Xây dựng nhà thờ không chỉ có người trong họ đạo thực hiện, mà còn có cả người tôn giáo bạn đến giúp. Họ nói:

  • Ông cha vô cùng dễ thương gần gũi, tôi thích nên tôi để giúp thôi. Vả lại tôi nghe kể lại ngày xưa cha Chung có qua giống ông bà tôi sửa nhà, giờ tôi giúp lại thôi.

Ở xứ ngàn tôi thế đó, mỗi khi nhà ai có sửa chữa hay xây dựng mọi người trong xóm đều quy tụ lại với nhau, cùng nhau san sẻ công việc, không ai lấy tiền công của nhau. Nhà thờ không ngoại lệ, các anh chị tôn giáo bạn sẵn sàng tiếp nhà thờ rất nhiệt tình.

Giáo dân trong họ đạo rất nghèo, lo cho cái ăn cái mặt chưa xong, nhưng khi xây dựng nhà thờ giáo dân cũng đóng góp. Tuy không nhiều nhưng đó là tất cả của giáo dân, các bà ngồi nói chuyện với nhau:

  • Tôi thấy cha đi xin tiền để xây nhà thờ cho họ đạo mình tôi thấy thương cha ghê. Chứ tụi mình cũng nghèo muốn chết có giàu đâu, mà cho nhà xứ nhà thờ. Hằng ngày tôi bớt tiền ăn lại, gom đúng một tháng ra nhà thờ đóng góp. Mỗi tháng gia đình tôi chỉ dâng cho nhà thờ 200 ngàn.

Một bà khác nói:

  • Giờ mình không thể đóng góp nhiều tiền, thì mình cầu nguyện cho họ đạo xin Chúa gửi đến họ đạo nhiều ân nhân, cầu nguyện cho các người làm nhà thờ an toàn.

Bà Tân nói:

  • Đúng rồi, mình không có của, thì mình đóng góp lòng đạo đức. Cha sở cũng có nói, có bao nhiêu đóng góp bao nhiêu, cha không bắt và cha có nói không đóng cũng không sao, mọi sự để Chúa lo. Quý ông bà cứ cầu nguyện gán sống đạo là được, chứ xây nhà thờ lớn lên làm gì khi không có giáo dân đi lễ.

Nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lí đều cũng xây dựng xong. Nhưng có một điều lạ là cha không làm lễ khánh thành, mời rình rang như các họ đạo khác. Nhưng là âm thầm mời các ân nhân đã giúp họ đạo đến để cha dâng thánh lễ tạ ơn. Đối với cha việc xây dựng đời sống đức tin quan trọng hơn, có cơ sở chỉ là phương tiện giúp cho đời sống đức tin phát triển. Thế nên sau khi xây dựng các cơ sở, cha đã tiến hành cũng cố các hội đoàn nhiều hơn, gửi các ban bệ trong họ đạo đi học nhiều nơi, tham gia nhiều hoạt động của giáo phận.

o0o

Vào tháng 11 năm 2015, được sự quan tâm và yêu thương của Đức Cha Stêphanô Giám mục Giáo phận Cần Thơ, họ đạo bảy ngàn có một giáo điểm cách 40 cây số. Đó là Giáo điểm Trường Thắng, giáo điểm được dâng Thánh Lễ vào mỗi ngày Chúa Nhật. Kể từ ngày dâng lễ đời sống đức tin giáo dân được củng cố mạnh mẽ. Ông chủ tịch hội đồng giáo xứ lấy ngôi nhà của mình làm nơi dâng lễ cho giáo điểm. Vợ ông chủ tịch nói:

  • Ông nhà tôi dọn dẹp nhà lại, ngăn nhà ra làm hai, đồ đạc ở đằng trước ổng dọn dẹp vào đằng sau hết, và chỉ để đủ một cái giường để tôi với ổng ngủ. Còn đàng trước dọn để bà con lại dâng lễ.

Các cụ trong kênh rất vui khi có giáo điểm và cha đến dâng lễ. Từ nay các cụ được đi lễ với cộng đoàn, gặp con cháu trong họ đạo nhiều hơn. Cụ hai Khái chia sẻ:

  • Bà nhớ nhà thờ lắm, nhớ thánh lễ với cộng đoàn, những buổi đọc kinh chung, tiếng cười nói của bọn trẻ. Bà già rồi ít đi nhà thờ lại, chỉ có cha sở vào cho bà rước lễ. Giờ có thánh lễ trong khu mình, bà hạnh phúc lắm.

Có những cụ đi không nổi phải ngồi xe lăn, nhưng mỗi lần cha sở vào dâng lễ, các cụ cũng gọi con cháu đưa đến. Trước khi cha đến, cả khu có truyền thống ngồi lần chuỗi đọc kinh kính Đức mẹ. Sau mỗi thánh lễ cha con ngồi lại với nhau, cha hỏi thăm các cụ, cụ nào vắng một hôm là sau khi xong việc chạy ghé ngang thăm cụ liền.

Thấy được sự cần thiết về việc duy trì lễ hàng tuần tại giáo điểm, cha sở ra trình với đức cha để tiến hành nâng giáo điểm lên thành họ đạo. Ngày 18 tháng 5 năm 2018, Đức giám mục đã chấp thuận cho phép giáo điểm được tiến hành các thủ tục. Ngày 02 tháng 01 năm 2019, hoàn thành các thủ tục đến Chính quyền. Ngày 7 tháng 5 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang chấp thuận để Tòa giám mục Cần Thơ thành lập họ đạo Trường Thắng. (QĐ số 1063/UBND-NC, V/v thành lập họ đạo Trường Thắng). Ngày 16 tháng 5 năm 2019 Đức Giám Mục Giáo Phận ban hành Sắc Lệnh thành lập họ đạo Trường Thắng (SL số 07/SL-TGM/2019).

Chủ nhật hôm đó cha sở đón tiếp chính quyền đến để tiến hành công bố chính thức thành lập họ đạo Trường Thắng. Cả họ đạo ai cũng vui mừng, bà Lan nói với ba Huệ:

  • Vậy cha Hùng thuộc họ đạo của bà hay của tôi

Bà Huệ nói:

  • Tôi sẽ tìm cách đưa cha Hùng về Trường Thắng của tôi.

Bà Lan nói:

  • Họ đạo Bảy Ngàn có cho cha Hùng đi hả, cha Hùng là cha của họ Bảy Ngàn chứ không phải của Trường Thắng.

Bà Huệ nói:

  • Thôi cái đó để Đức Cha giải quyết, tôi với bà có muốn cũng có được đâu.

Ngày hôm đó, ai gặp giáo dân trong khu Trường Thắng đều nói:

  • Chúc mừng chuẩn bị có nhà thờ mới nghe! Nhớ đừng lấy cha sở về là được.

Giáo dân ai cũng mến cha sở, thế nên giữa các khu không muốn nhường khu nào. Hiện tại cha sở vẫn đang coi hai họ đạo. Họ đạo Trường Thắng chỉ có ơn Chúa và giáo dân, còn tất cả các cơ sở vẫn chưa có. Cha sở vẫn đang lăn lộn để đi xin tiền bắt đầu xây dựng họ đạo. Nếu Cha Chung là cha sở đặt nền tảng cho họ đạo Bảy Ngàn, thì nay Cha Hùng sẽ cha tiên khởi đặt nền cho họ đạo Trường Thắng.

o0o

Xứ ngàn có thể thiếu bất cứ điều gì, nhưng nhà thờ Bảy ngàn thì không thể thiếu. Họ đạo Bảy Ngàn ngày nay không chỉ là một ngôi nhà thờ của Công giáo nữa, mà còn là nơi hội tụ văn hóa của xứ ngàn. Sự thăng trầm của xứ ngàn đều có sự hiện diện của ngôi nhà thờ này. Qua thời gian nơi đây đã cho ra biết bao nhiêu con người tài năng và đạo đức, cống hiến sức lực từ môi trường giáo dục đến các lĩnh vực khác tại xứ ngàn.

Hành trình hơn nữa thế kỉ – 60 thập niên, họ đạo cũng đã đón nhận biết bao nhiêu ơn lành của Chúa, của giáo hội và biết bao nhiêu cố gắng của từng thành viên. Là con cái trong họ đạo tôi khắc ghi công ơn cha ông đã để lại, những bài học đức tin được lưu giữ và truyền lại cho chúng tôi. Tính chất phác, thật thà của người xứ ngàn đã giúp giáo dân họ đạo hình thành cung cách sống đức tin rất đặc trưng. Dòng chảy xuyên suốt trong lịch sử của họ đạo là dòng chảy thương xót, được Chúa xót thương rồi lại thương xót con cái tại xứ ngàn, từ đó hình thành một lãnh địa của lòng Chúa thương xót.

—–

[1] “ên” trong tiếng Khmer có nghĩa là “một mình”

[2] Thền: đền bù, bồi thường

[3] Ý nói đôi nam nữ này đều thích nhau

[4] Người miền tây hay bỏ dấu ? vào các từ Anh – Ảnh, Chị – Chỉ, Cô – Cổ, Ông- Ổng, Ba – Bả

[5] Hông: có nghĩa là Không

[6] Chà bá , tổ chảng, chà bá lửa, bự = to lớn

[7] Người thứ hai: con cả tromg người miền bắc